Text Box: TIN VUI

 

 

  


 

Text Box: Số 50 CN 03.09.2006

 

 

Web site:www.tinvui.org E-mail : bantreconggiao@yahoo.com

 

 

Mục lục

 

Chúa Nhật XXII Thường Niên B..

LỜI CẦU CỦA TÔI NGÀY QUỐC KHÁNH..

Giáo Phận Vinh Tổ Chức Kỳ Thi Giáo Lý Cấp Giáo Phận cho Năm Học 2005-2006.

    Phỏng vấn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về chuyến viếng thăm Đức, hiện tình Giáo Hội và một số vấn đề quốc tế.

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 9 / 2006.

TUỔI TRẺ VÀ NIỀM TIN..

    THÁNH NỮ MONICA (331-387)

    Bí Nhiệm của Lời

    Hành trang nào cho con vào đời?”  TIN VÀO BẢN THÂN..

    VƯỢT QUA NỖI ĐAU  MẤT NGƯỜI THÂN.

Thư giãn cuối tuần.

 

 

Text Box: SỐNG LỜI CHÚA
 

 

 


 

Chúa Nhật XXII Thường Niên B

 

03.09.2006

 

LUẬT TỰ DO

 

Không phải vô cớ mà ai ai cũng yêu thích tự do, khao khát tự do và đòi cho được tự do. Xã hội phát triển, nhân phẩm con người được chú trọng, thì tự do được đề cao. Đồng thời người ta cũng có nhu cầu muốn sống cùng nhau, sống với nhau, hình thành nhiều cộng đồng nhỏ, và mỗi cộng đồng gắn kết với nhau bằng những cái chung : chung quốc gia, chung tôn giáo, chung sắc tộc, chung lý tưởng, chung dòng máu, chung ngành, chung nghề…Từ những cái chung ấy họ lại rút ra những quy định chung, những nguyên tắc sống chung để sinh hoạt chung được gọi là luật lệ. Cho nên giữa luật lệ và tự do dường như có một mối duyên ngầm cùng sánh vai tồn tại trong một xã hội được gọi là văn minh và luật chính là phương tiện giúp con người thực hiện quyền tự do của mình một cách đúng đắn, làm thăng hoa cuộc sống.

 

Đức Giêsu từng sống dưới một chế độ luật, một hệ thống luật khá rườm rà bao gồm cả tục lệ lẫn truyền thống của tiền nhân. Trong đó có những điều khoản đã mất đi ý nghĩa của một giáo luật chân chính, những khoản luật vì luật, chứ không vì con người, những phong tục tập quán trở thành gánh nặng cho dân chúng, mà nhiều người có quyền ‘ cầm cân nảy mực” không hề “ dám giơ ngón tay lay thử”.Từ thực tế ấy, Đức Giêsu thật có lý khi thâu tóm các giới luật của Đức Chúa vào hai điều cơ bản : Mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, và yêu anh chị em như chính mình, đó là luật lấy con người làm trung tâm, coi trọng con người và bảo về quyền lợi của con người. Ngài chính là một nhà cách mạng luật sáng lên giữa những người tự cho mình đã giữ luật cặn kẽ, tự cho mình cái quyền bắt bẻ người khác khi không thấy họ giữ những điều mà mình “ phải giữ”. Ngài không chấp nhận cách kết án một người phụ nữ ngoại tình dựa theo lòng ích kỷ đầy thách thức, được che giấu dưới chiếc áo luật pháp của người Do Thái. Ngài chỉ dùng luật để cải hóa con người và làm cho người có lỗi nhận ra sai trái mà quay trở về.

 

Đức Giêsu nhắc nhở người ta hãy thanh tẩy lòng mình trước khi thanh tẩy tay chân, hay chén dĩa, bình đồng. Vì thời nào cũng có những người muốn khoa trương “ đức hạnh” của mình bằng việc tuân thủ cặn kẽ luật Chúa qua việc đi lễ, xưng tội, không gian lận của người, không cãi vã hay làm haị người khác; nhưng lại ít chú trọng đến tâm hồn và tâm tình của mình khi tham dự thánh lễ, cũng như dễ làm ngơ trước một người hoạn nạn trên đường hoặc bỏ qua nhu cầu của anh chị em đồng loại.

 

Luật của Đức Giêsu là luật thăng hoa con người khi chú trọng đến giới răm yêu thương đồng loại như chính mình. Đó cũng là quy luật căn bản giúp cho việc tương quan giữa người với người luôn bền chặt trong tình thần ái yêu thương, chấp nhận những sai khuyết của người khác như là của chính mình, và biết “ vui với người vui, khóc với người khóc”.

 

Luật của Đức Giêsu đưa con người đến tự do, tự do chọn những điều tốt nhất cho mình và cho tha nhân. Ngài không sợ luật bị biến dạng méo mó khi người ta không nghiêm chỉnh thi hành theo mặt chữ của văn bản, mà chỉ sợ lương tâm vả bản chất con người bị méo mó vì giữ luật quá chi li, chi li đến nỗi thêm vào đó những khoản luật gò bó người khác mà bỏ qua đức ái đối với đồng loại. Điều này ngay từ thời Cựu ước, Môsê đã cảnh báo:” Đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em. Nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa” ( Đnl 4, 2)

 

Như thế, tự do và luật lệ như cặp bài trùng trong đời sống con người và đời sống xã hội. Luật sẽ làm cho người ta được tự do hơn và tự do sẽ giúp con người giữ luật tốt hơn. Trong mọi môi trường xã hội người Kitô hữu luôn được mời gọi trở nên dấu chỉ Tin Mừng  cho anh chị em mình khi sống sự tự do trong luật Chúa, cũng như thể hiện luật trong sự tự nguyện của một con người tự do.

 

 

Nt. Anna Phạm Thị Bích Hằng

Tiếp theo

 

Text Box: CON ĐƯỞNG TU ĐỨC
 

 

 


 

LỜI CẦU CỦA TÔI NGÀY QUỐC KHÁNH

 

 

Tại Việt Nam hôm nay, lễ Quốc Khánh vẫn là lễ thuần tuý chính trị, với rừng cờ đỏ, với từng ngàn con số về ngày tháng năm chiến thắng, với từng trăm cung bậc nghi thức và thành tích trong những biểu dương hào hùng.

Cùng với những yếu tố chính trị đó, tôi thấy xuất hiện một yếu tố khác. Yếu tố này trước đây vốn có, nhưng nay mạnh hơn trước. Đây là yếu tố nặng về tâm linh. Đó là hiện tượng cầu nguyện.

 Thực vậy, hiện tượng cầu nguyện phát sinh từ lâu trong ngày Quốc Khánh. Nhưng nay, cầu nguyện trở thành một việc linh thiêng phát triển đều khắp trong ngày lễ chính trị này.

Ngày Quốc Khánh, người ta cầu nguyện khắp nơi: Trong các nhà thờ, chùa chiền, thánh thất, nghĩa trang, nhà hội, nhà tư. Mỗi người, mỗi nhóm cầu nguyện với những hình thức và tâm trạng khác nhau.

Năm nay, ngày Quốc Khánh, tôi cầu nguyện hơn những năm trước.

Nội dung lời cầu của tôi có một phần dính vào thời sự của Đất Nước. Vì thế, tôi thiết nghĩ việc chia sẻ nội dung đó cũng có thể được coi như một góp phần vào lợi ích chung.

Nội dung này được diễn tả vắn gọn trong ba việc:

Tạ ơn,

Tạ lỗi,

Tạ từ.

Trước hết xin trình bày việc tạ ơn.

Tạ ơn

Điều mà tôi để ý nhiều hơn cả trong việc tạ ơn Chúa ngày Quốc Khánh, không phải chỉ là sự kiện tuyên bố độc lập ngày 02 tháng 9 năm 1945. Thú thực là như thế. Điều làm tôi hứng thú nhất chính là biến cố ngày đó đã trở thành điểm xuất phát cho một cuộc xuất hành không ngơi nghỉ đối với rất nhiều đồng bào.

Nền độc lập chỉ là một bến bờ của dòng lịch sử. Nếu coi đó là đích điểm, để an hưởng, an vui, an toạ, thì sẽ lùi. Nhưng nếu coi đó là một cái mốc lịch sử, để xuất hành tiếp tục và liên tục, thì sẽ tiến.

Dòng lịch sử cũng ví như dòng sông địa lý. Có nước đục, có nước trong. Nông sâu tuỳ mùa. Rộng hẹp tuỳ khúc. Ai xuất hành trên dòng sông địa lý, thì phải khôn khéo. Dù trong hoàn cảnh nào, cũng phải phấn đấu tiến về phía trước.

Nay nhìn vào dòng lịch sử của Đất Nước, tôi có lý do để mừng.

Một là vì nhiều người vẫn xuất hành, chứ không tự mãn tự phụ dừng lại một chỗ.

Hai là vì họ luôn xuất hành theo đúng hướng, luôn tìm công ích, theo một trật tự có những chọn lựa đúng.

Ba là vì họ luôn dùng những phương tiện tốt. Không đưa mục đích tốt ra để biện minh cho phương tiện xấu.

Cái nhìn trên đây khiến tôi tạ ơn Chúa.

Tuy nhiên, bên cạnh những xuất hành đáng khen ngợi đó, tôi không tránh khỏi những cái nhìn đáng buồn. Phải tạ lỗi.

Tạ lỗi

Nhìn vào quá khứ và hiện tại, nhiều người không khỏi ngạc nhiên thấy một ít nơi từ ngày đó đến giờ vẫn mãi như xưa. Có thay đổi về nhiều cái bề ngoài, nhưng cái quan trọng nhất là lãnh vực tư tưởng thì vẫn nghèo, vẫn bệnh hoạn. Nói chung, đó là dòng tư tưởng không xuất hành. Nó không vào được những tương quan mới của thực tế dòng lịch sử. Nhất là không có sáng tạo suy tư, để suy tư sáng tạo biến thành hành động mới có sức đổi mới cuộc đời. Thế mà lại tự mãn.

Đó là điều rất đáng buồn.

Tuy nhiên, người ta cũng thấy có nhiều xuất hành mới. Nhưng chẳng may xuất hành lại sai hướng, do động cơ khởi hành xấu.

Kinh Thánh gọi những động cơ xấu đó là thế gian, xác thịt và ma quỷ. Vì thế, nhiều xuất hành đã dẫn tới những điểm hẹn tội lỗi. Phúc Âm giúp ta hiểu rõ điều đó, khi gẫm suy sự xuất hành của người con phung phá. Cậu ta đòi có tự do, độc lập. Cha cậu cho cậu như cậu muốn. Nhưng khi được tự do độc lập, cậu ấy xuất hành "trẩy đi phương xa. Ở đó cậu sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình" (Lc 15,13).

Thực tế hôm nay của Đất Nước tuy tương đối tốt, nhưng không phải là không có gì cần phải cương quyết sửa. Có những điều từng cá nhân phải sửa. Có những điều chung cả một cộng đoàn phải sửa. Có những điều toàn thể cơ chế phải sửa. Sửa sai là một xuất hành đòi sáng suốt, khiêm tốn và can đảm kiên trì. Nếu ít ra chúng ta sám hối chung cùng với tất cả mọi người trên quê hương ta về những thiếu sót mà mỗi người có phần trách nhiệm, thì việc lành tạ tội sẽ kéo được ơn đổi mới từ Trời xuống cho cuộc sống hôm nay và mai sau.

Ở đây, tôi lại nghĩ xa tới đời sau của những người đã hy sinh cho nền độc lập. Vì thế, trong lời cầu ngày Quốc Khánh của tôi có một phần nội dung về tạ từ.

 

 Tạ từ

Tạ từ của tôi hôm nay là tạ ơn và từ biệt những người đã góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập Đất Nước.

Dù họ là ai, dù ở đâu, dù ở phía nào, nhưng một khi hy sinh cho việc xây dựng và bảo vệ Quê Hương Việt Nam này, thì họ đã xuất hành cho một tiếng gọi linh thiêng tha thiết.

Con đường dẫn đến độc lập đã bắt đầu từ rất xa. Chặng nào cũng đầy gian khổ và tình yêu nước của biết bao người tốt, người hùng. Họ đã sống khổ và chết khổ vì lý tưởng đạo đức.

Tạ từ họ là nhìn về họ trong cõi đời sau. Cõi đời sau không hoàn toàn tách biệt khỏi cõi đời này. Nên cầu xin cho họ cũng là cầu xin cho ta. Để họ và ta cùng biết xuất hành trên một con đường dẫn về những giá trị thiêng liêng cao cả. Họ mất tất cả, chỉ trừ sự gì họ đã cho đi vì tình yêu trung tín.

Tôi nghe sự thinh lặng của họ dưới lòng đất. Sự thinh lặng đó vẫn là một cảnh báo và là một lời cầu. Để cho những ai còn sống tránh được nguy cơ về tình trạng lương tâm chết. Để trên đường phát triển, mọi lương tâm trên đất nước này vẫn giữ được vẻ trong sáng, biết cùng nhau xây dựng những con người đạo đức và trung thành với văn hoá tâm linh Việt Nam.

 

Nội dung lời cầu trên đây của tôi ngày Quốc Khánh phản ánh một cảm nghiệm nội tâm nhờ đức tin. Cảm nghiệm này khát tìm một tâm tình hiếu thảo thầm lặng được trải rộng ra trong các tương quan.

Mong rằng lễ Quốc Khánh năm nay sẽ trở thành một cuộc xuất hành mới hướng về những điểm hẹn vừa gần gũi mà cũng vừa cao thượng, vừa hữu hình mà cũng vừa vô hình linh thiêng vĩnh cửu.

Đó là hy vọng tha thiết của tôi, một kẻ tội lỗi đang xuất hành đi về một điểm hẹn, không dừng lại Quốc Khánh, mà là tới mãi Thiên Quốc, với niềm tin ở lòng thương xót Chúa.

 

X ĐGM GB Bùi Tuần

Tiếp theo

Text Box: HIỆP THÔNG GIÁO HỘI
 

 


 

Giáo Phận Vinh Tổ Chức Kỳ Thi Giáo Lý Cấp Giáo Phận cho Năm Học 2005-2006

 

Vinh, Việt Nam - 29/08/2006) - Sáng ngày 29-8-2006, tại giáo đường giáo xứ chính tòa Xã Ðoài, Ban Giáo Lý giáo phận Vinh đã tổ chức kỳ thi giáo lý cấp giáo phận. Ðây là kỳ thi được tổ chức lần thứ 5 ở giáo phận kể từ khi giáo phận áp dụng cách dạy và học giáo lý đổi mới - chương trình giáo lý phổ thông của các giáo phận miền Nam (1995-2006).

Tham dự kỳ thi có 288 thí sinh đại diện cho mấy chục nghìn học sinh giáo lý của16 giáo hạt (gồm 155 giáo xứ) từ khắp nơi trong 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Các em đã không quản ngại đường xa cùng bao khó khăn vất vả để về trung tâm giáo phận; các em đến đây từ những miền xa xôi giáp Thanh Hóa, những vùng quê biên giới giáp Lào cho đến các giáo xứ mới được sát nhập vào giáo phận ở nam sông Gianh thuộc tỉnh Quảng Bình. Những thí sinh đã được tuyển chọn cẩn thận qua các kỳ thi cấp họ, giáo xứ, giáo hạt. Mỗi giáo hạt được chọn 18 thí sinh dự thi kể từ khối Căn Bản, khối Kinh Thánh đến khối Vào Ðời.

Kỳ thi được mở đầu bằng những lời kinh cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh ban ơn lành đổ xuống trên các thí sinh. Sau đó, Ðức Giám Mục giáo phận Paul Maria Cao Ðình Thuyên đã có huấn từ gửi đến các thí sinh tham dự cuộc thi. Ðức Giám Mục nhắn nhủ các em phải chuyên cần, chăm chỉ học hành để có một nền tảng giáo lý vững vàng để sống đúng người con cái của Chúa và loan truyền ơn cứu độ đến cho muôn người. Sau huấn từ của Ðức Giám Mục, cha Martino Nguyễn Xuân Hoàng - Quyền Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Phận đã có lời phát biểu tổng kết quá trình học hỏi giáo lý cuả các em trong suốt năm học qua và nhấn mạnh đây là thời gian gặt hái những hoa quả sau một quá trình gieo trồng khó khăn, vất vả. Nội qui kỳ thi được Ban Giáo Lý Giáo Phận được tuyên bố trước các thí sinh và giám thị. Thí sinh Nguyễn Thị Ðào thay mặt cho các em đọc lời hứa quyết tâm thi cử trung thực, không gian lận... Kỳ thi kết thúc lúc 11 giờ cùng ngày.

Qua kỳ thi này, chúng ta nhận thấy sự đổi mới hơn nữa của giáo phận Vinh trong mấy năm vừa qua. Giáo Phận Vinh xưa nay vốn là mảnh đất với những giáo hữu trung kiên, có lòng đạo chân thành và sắt son. Tuy nhiên, nếp sống đạo ở đây vẫn chỉ là "sáng đi lễ, chiều đọc kinh, tối đi nhà thờ"... chứ việc học giáo lý thì vẫn chưa bài bản, chặt chẽ như các giáo phận khác, kiến thức giáo lý của các bậc phụ huynh cũng như con em vẫn còn chưa sâu. Việc Ban Giáo Lý Giáo Phận tổ chức kỳ thi các cấp sẽ làm cho hiểu biết giáo lý của các em học sinh được nâng lên, kiến thức giáo lý vững chắc là điều kiện để giúp các em sống tốt trong điều kiện môi trường dày rẫy khó khăn, thử thách, xa hơn là các em biết loan truyền Tin mừng cứu độ cho xã hội các em đang sống. Trong tương lai, Ðức Giám Mục giáo phận đang có ý định sẽ cùng với các Ðức Giám Mục tổ chức các kỳ thi giáo lý liên giáo phận để khích lệ tinh thần học hỏi của các em.

 

Ant. Trần Ðức Hà.

Sinh viên Giáo phận Vinh

Tiếp theo

 

Phỏng vấn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về chuyến viếng thăm Đức, hiện tình Giáo Hội và một số vấn đề quốc tế.

Ngày 5-8-2006 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã dành cho các Đài phát thanh truyền hình Bavière (Nam Đức) ARD, ZDF, Deutsche Welle và chương trình Đức ngữ Vaticăng một cuộc phỏng vấn dài tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.

Bài phỏng vấn đã được đài truyền hình bang Baviere truyền đi chiều Chúa Nhật 13-8-2006.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha vào tháng 9 tới đây Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đức hay đúng hơn quê hương Bavière. Những người chuẩn bị chuyến viếng thăm nói rằng Đức Thánh Cha nhớ quê hương. Quê hương có phải là một trong các ý niệm thuộc gia tài tinh thần, mà Đức Thánh Cha sẽ đề cập tới trong chuyến viếng thăm hay không?

Đáp: Chắc chắn rồi. Lý do đó là tôi muốn viếng thăm một lần nữa các nơi và các người, mà gần họ tôi đã lớn lên và đã được đào tạo, và tôi muốn cám ơn họ. Và dĩ nhiên, vì chức thừa tác của tôi, tôi cũng muốn bầy tỏ một sứ điệp vượt ngoài vùng đất quê hương của tôi nữa.

Các đề tài thì tôi để cho các bài đọc Phụng Vụ chỉ cho thấy. Đề tài chính đó là chúng ta phải tái khám phá ra Thiên Chúa, không phải bất cứ vì Thiên Chúa nào, mà Thiên Chúa với một gương mặt nhân bản, vì khi chúng ta trông thấy Chúa Giêsu Kitô là chúng ta trông thấy Thiên Chúa. Từ đó chúng ta phải tìm ra các con đường để gặp gỡ nhau trong gia đình, giữa các thế hệ, cũng như giữa các nền văn hóa và các dân tộc, và tìm ra các con đường cho sự hòa giải và chung sống hòa bình trên thế giới này, tìm ra các con đường dẫn đến tương lai. Và các con đường dẫn đến tương lai đó chúng ta sẽ không thể tìm ra, nếu không nhận được ánh sáng từ bên trên. Như thế, tôi không lựa chọn các đề tài chuyên biệt nhưng để cho các bài đọc Phụng Vụ hướng dẫn diễn tả sứ điệp nền nảng của lòng tin, lồng khung trong bối cảnh cụ thể ngày nay, trong đó trước hết chúng ta phải tìm sự cộng tác của các dân tộc và tìm ra các đường lối có thể dẫn đưa tới hòa giải và hòa bình.

Hỏi: Như là Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha có trách nhiệm đối với Giáo Hội toàn thế giới, nhưng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha cũng sẽ lôi kéo sự chú ý trên tình hình của tín hữu Công Giáo Đức. Mọi quan sát viên đều đồng ý cho rằng bầu khí tại Đức tốt, nhưng dĩ nhiên là các vấn đề cũ vẫn còn đó, chẳng hạn như: số tín hữu sống đạo giảm sút, số người lãnh nhận bí tích Rửa Tội ngày càng ít hơn, nhất là Giáo Hội ngày càng ít ảnh hưởng trên cuộc sống xã hội. Đức Thánh Cha nhận thấy hiện tình Giáo Hội Đức như thế nào?

Đáp: Trước hết tôi sẽ nói rằng nước Đức thuộc Tây Âu, cả khi nó có đặc thái riêng; và trong thế giới Tây Âu ngày nay chúng ta đang sống một làn sóng của thuyết thiên quang luận mới và triệt để, hay quý vị muốn gọi thế nào thì gọi. Lòng tin trở thành khó khăn hơn, vì thế giới trong đó chúng ta đang sống là thế giới hoàn toàn do chúng ta làm ra, và Thiên Chúa không hiện ra một cách trực tiếp nữa. Người ta không trực tiếp uống nước từ nguồn nữa, mà uống từ bình người khác kín đầy và đưa cho chúng ta. Con người tái xây dựng cho mình một thế giới và việc tìm thấy Thiên Chúa đàng sau thế giới đó ngày càng trở thành khó khăn hơn. Đây không phải chỉ là trường hợp đặc biệt của nước Đức, mà là tình hình chung của toàn thế giới, đặc biệt tại Tây Âu.

Đàng khác Tây Âu ngày nay bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa khác, trong đó yếu tố tôn giáo nguyên thủy rất mạnh, và các nền văn hóa này kinh hoàng trước thái độ lạnh lùng của Tây Âu đối với Thiên Chúa. Sự hiện diện của sự thánh thiêng trong các nền văn hóa khác, cho dù có bị che lấp nhiều cách, cũng đánh động trở lại thế giới Tây phương, đánh động chúng ta là những người đứng ở ngã tư đường. Và từ trong sâu thẳm của con người sống bên Tây phương và tại Đức cũng luôn trào dâng lên sự đòi hỏi một ”cái gì lớn lao hơn”.

Chúng ta thấy là giới trẻ kiếm tìm một cái gì ”hơn nữa”, chúng ta thấy trong một nghĩa nào đó, hiện tượng tôn giáo trở lại, cả khi đó là một phong trào thường kiếm tìm cái vô định đi nữa. Nhưng với tất cả những điều đó Giáo Hội hiện diện trở lại, lòng tin cống hiến câu trả lời. Và tôi nghĩ rằng chuyến viếng thăm này, cũng như chuyến viếng thăm tại Koeln, là cơ may để cho người ta thấy rằng: tin là điều tốt đẹp, niềm vui của một cộng đoàn lớn đại đồng có sức mạnh lôi cuốn, đàng sau nó có cái gì quan trọng; và như thế cùng với các phong trào kiếm tìm mới cũng có các cánh cửa mở ra cho lòng tin, dẫn đưa chúng ta tới với nhau, và nói chung chúng cũng tích cực đối với xã hội.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, năm ngoái trong chuyến viếng thăm tại Koeln Đức Thánh Cha đã thấy giới trẻ rất sẵn sàng lắng nghe và họ đã tiếp đón Đức Thánh Cha rất hứng khởi. Trong chyuyến viếng thăm tới đây, Đức Thánh Cha có sứ điệp đặc biệt nào cho người trẻ hay không?

Đáp: Trước hết tôi xin nói rằng tôi rất sung sướng khi thấy người trẻ ngồi lại với nhau, sống với nhau trong lòng tin và muốn làm một điều tốt lành nào đó. Thái độ sẵn sàng làm việc thiện rất mạnh nơi người trẻ. Chỉ cần nghĩ đến nhiều hình thức thiện nguyện trong đó người trẻ dấn thân thì đủ biết. Dấn thân góp phần trợ giúp các người nghèo khổ cần được giúp đỡ trên thế giới này là một việc làm lớn lao. Vì thế, việc thúc đẩy đầu tiên là khuyến khích các bạn trẻ thực hiện điều này: Các bạn trẻ hãy tiến lên! Hãy tìm các dịp để làm việc thiện! Thế giới cần đến ý chí này, cần đến sự dấn thân này! Rồi có lẽ cần thêm một lời đặc biệt này nữa: đó là người trẻ hãy can đảm có các quyết định vĩnh viễn. Nơi giới trẻ có rất nhiều sự quảng đại, nhưng đứng trước nguy cơ phải dấn thân trong suốt cuộc đời, đời hôn nhân cũng như trong chức linh mục, người trẻ sợ hãi.

Thế giới chuyển động một cách thê thảm: giờ đây tôi có thể định đoạt toàn cuộc đời tôi với tất cả các biến cố tương lai không thấy trước được: nhưng với một quyết định vĩnh viễn tôi lại không tự cột buộc chính sự tự do của tôi hay sao, và tôi lại không đánh mất đi sự tự do di chuyển hay sao? Vì thế, cần thức tỉnh nơi người trẻ lòng can đảm dám có các quyết định vĩnh viễn. Thật ra, các quyết định đó là những điều duy nhất giúp trưởng thành, tiến bước, và đạt một cái gì lớn lao trong cuộc sống, các điều duy nhất không hủy hoại sự tự do, nhưng cống hiến cho nó hướng đi đúng đắn trong không gian. Dám liều lĩnh làm điều này, dám có cái nhảy vĩnh viễn này và cùng với nó tiếp nhận sự sống một cách tràn đầy là điều mà tôi sẽ sung sướng có thể thông truyền cho người trẻ.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, xin cho con có một câu hỏi liên quan tới tình hình chính trị nước ngoài. Trong các tuần qua niềm hy vọng hòa bình tại Trung Đông đã lại trở thành rất bé nhỏ mong manh. Đức Thánh Cha thấy Tòa Thánh có các khả thể nào đối với tình hình hiện nay? Đức Thánh Cha có thể có ảnh hưởng tích cực nào trên hiện tình và các tiến triển tại Trung Đông?

Đáp: Dĩ nhiên là chúng tôi không có khả năng chính trị nào, và chúng tôi cũng không muốn có quyền lực chính trị nào cả. Nhưng chúng tôi muốn kêu gọi tín hữu Kitô và tất cả mọi người trong một cách nào đó cảm thấy được Tòa Thánh mời gọi, để huy động tất cả mọi lực lượng biết thừa nhận rằng chiến tranh là giải pháp tồi tệ nhất đối với mọi người. Chiến tranh không đem lại điều gì tốt lành cho ai hết, kể cả cho những người xem ra chiến thắng.

Chúng ta biết rất rõ điều đó tại Âu châu này, theo sau hai thế chiến. Điều mà tất cả mọi người cần đến là hòa bình. Bên Libăng có một cộng đoàn Kitô mạnh mẽ, có các tín hữu Kitô giữa các người A rập, có các tín hữu Kitô bên Israel, và ước gì Kitô hữu toàn thế giới dấn thân đối với các quốc gia thân yêu này. Có các lực lượng luân lý sẵn sàng giúp hiểu biết rằng giải pháp duy nhất là chúng ta phải sống với nhau. Chúng tôi muốn huy động các lực lượng đó: các giới chức chính trị phải tìm ra các con đường để điều này có thể xảy ra mau chóng chừng nào có thể và nhất là một cách lâu bền.

Hỏi: Như là Giám muc Roma Đức Thánh Cha kế vị thánh Phêrô. Làm sao có thể tỏ lộ được chức thừa tác Phêrô một cách thích hợp ngày nay thưa Đức Thánh Cha? Và Đức Thánh Cha cảm thấy tương quan căng thẳng và sự quân bình giữa quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng và giám mục đoàn như thế nào?

Đáp: Dĩ nhiên là có, và cần phải có căng thẳng và quân bình trong tương quan giữa Giáo Hoàng và giám mục đoàn. Đa diện và hiệp nhất phải luôn tìm ra tương quan hai chiều với nhau, và tương quan đó phải được lồng khung trở lại trong các tình hình thay đổi của thế giới này. Ngày nay chúng ta có một bản hòa ca mới của các nền văn hóa, trong đó Âu châu không còn là tiếng nói định đoạt duy nhất nữa, nhưng các cộng đoàn Kitô của các lục địa khác đang chiếm hữu được sức nặng riêng và mầu sắc riêng. Chúng tôi phải học biết sự hòa nhập của các yếu tố khác nhau này một cách mới mẻ luôn.

Vì thế chúng tôi đã phát triển các dụng cụ khác nhau: các cuộc viếng thăm 5 năm một lần của các Giám Mục, trước đây đã có nhưng nay được sử dụng nhiều hơn, để các Giám Mục có thể thực sự nói chuyện với các cơ quan của Tòa Thánh và cả với tôi nữa. Tôi nói chuyện với từng Giám Mục một. Tôi đã nói chuyện với hầu hết các Giám Mục Phi châu và với nhiều Giám Mục Á châu.

Giờ đây tới phiên các Giám Mục Trung Đông, Đức, Thụy Sĩ, và trong các cuộc gặp gỡ này Trung Ương và Vòng Ngoài cùng ngồi lại với nhau trong sự trao đổi thẳng thắn và tôi nghĩ rằng tương quan đúng đắn hai chiều trong cái căng thẳng quân bình này lớn lên. Chúng tôi cũng có các dụng cụ khác nữa như Thượng Hội Đồng Giám Mục, Họp Hồng Y Đoàn, mà giờ đây tôi sẽ triệu tập thường xuyên và tôi muốn phát triển thêm, trong đó có thể cùng nhau thảo luận các vấn đề thời sự và tìm các giải pháp mà không theo một chương trình nghị sự lớn.

Thật ra chúng ta biết một đàng Giáo Hoàng không phải là một ông vua tuyệt đối, nhưng đàng khác lại phải đại điện cho toàn thể trong tư thế cùng nhau lắng nghe Chúa Kitô.

Nhưng ý thức được rằng cần phải có một cơ cấu hiệp nhất, bảo đảm cho cả sự độc lập của các lực lượng chính trị, ràng các Giáo Hội Kitô không đồng hóa với quốc tịch, chính ý thức đó khiến cho cần phải có một cơ cấu cao hơn và rộng rãi hơn, tạo ra sự hiệp nhất trong việc sát nhập sinh động của tất cả, đồng thời đàng khác tiếp nhận và thăng tiến sự đa diện, đây là ý thức rất mạnh.

Do đó tôi tin rằng có sự gắn bó mật thiết thực sự với chức thừa tác Phêrô, được điễn tả ra trong ý muốn phát triển nó thêm lên, làm sao để đáp ứng được ý muốn của Chúa và các nhu cầu của thời đại ngày nay.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, tháng 9 tới đây Đức Thánh Cha lại viếng thăm nước Đức. Như là đất của Tin Lành, nước Đức đặc biệt ghi đậm dấu các tương quan giữa các Giáo Hội khác nhau. Các tương quan đại kết là một thực tại có thể cảm thấy được, nhưng chúng luôn có những khó khăn mới. Đức Thánh Cha thấy có thể cải tiến tương quan với Giáo Hội Tin Lành như thế nào, hoặc Đức Thánh Cha có thấy các khó khăn nào không?

Đáp: Có lẽ điều quan trọng cần nói trước hết là Giáo Hội Tin Lành có nhiều khác biệt. Nếu tôi không lầm thì bên Đức chúng tôi có ba cộng đoàn tin lành lớn là Luther, Cải Cách và Liên hiệp Phổ. Ngoài ra ngày nay có nhiều Giáo Hội tự do nữa, và bên trong các Giáo Hội Tin Lành cổ điển cũng có nhiều phong trào như ”Giáo Hội tuyên xưng” vv...

Như thế đó là các Giáo Hội khác nhau, mà chúng tôi phải đối thoại để tìm kiếm hiệp nhất trong sự tôn trọng các tiếng nói khác nhau và phải cộng tác với nhau. Tôi tin rằng điều đầu tiên phải làm trong xã hội ngày nay đó là chúng ta tất cả đều phải tìm diễn tả các đường nét luân lý chính yếu một cách rõ ràng và thực hành chúng, cũng như bảo đảm cho xã hội có luân lý, vì nếu không, thì không thể thực hiện được mục tiêu chính trị, là tạo công lý cho tất cả mọi người, sự chung sống tốt đẹp, và hòa bình. Trong nghĩa này, tôi tin rằng chúng ta đang ở trên nền tảng Kitô chung đứng trước các thách đố luân lý mới.

Thế rồi, dĩ nhiên là phải làm chứng cho Thiên Chúa trong thế giới này, đang gặp khó khăn trong việc tìm Chúa; khiến cho Thiên Chúa được hữu hình nơi gương mặt nhân bản của Đức Giêsu Kitô; khiến cho con người thời nay đến được với các suối nguồn đó, mà nếu không có chúng thì luân lý trở thành cằn cỗi và mất đi các điểm tham chiếu của nó; cũng như trao ban niềm vui, vì chúng ta không sống cô đơn một mình trong thế giới này. Chỉ như thế mới nảy sinh ra niềm vui trước sự cao cả của con người, không phải là sản phẩm không thành công của sự tiến hóa, mà là hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta phải di chuyển trên hai bình diện đó: bình diện của các quy chiếu luân lý lớn lao, và bình diện từ bên trong cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, một vì Thiên Chúa cụ thể. Nếu chúng ta làm điều đó, và nhất là nếu tất cả các nhóm của chúng ta không tìm sống lòng tin một cách riêng rẽ, nhưng luôn luôn sống từ các nền tảng sâu thẳm nhất của nó, thì khi đó có lẽ chúng ta sẽ mau chóng đi tới chỗ thể hiện sự hiệp nhất ra bên ngoài, nhưng chúng ta sẽ trưởng thành hướng về sự hiệp nhất bên trong, mà nếu Chúa muốn một ngày kia cũng sẽ dẫn tới sự hiệp nhất bên ngoài.

Hỏi: Cách đây một tháng, Đức Thánh Cha đã đến Valencia để tham dự Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới. Ai chú ý lắng nghe những gì Đức Thánh Cha đã nói, đều ghi nhận rằng Đức Thánh Cha đã không bao giờ dùng từ ”hôn nhân đồng phái tính”, cũng không nói tới phá thai và ngừa thai. Các quan sát viên đều cho đó là điều rất hay. Đương nhiên là Đức Thánh Cha có ý loan báo lòng tin, chứ không phải đi vòng quanh thế giới như là ”tông đồ luân lý”. Đức Thánh Cha có thể giải thích điều này không ạ?

Đáp: Dĩ nhiên là được chứ. Trước hết phải nói rằng tôi đã có hai lần, mỗi lần 20 phút để nói. Nếu một người có ít giờ như thế, thì không thể bắt đầu nói tiếng ”Không” được. Trước hết cần phải biết chúng ta thực sự muốn cái gì, có đúng không nào? Và Kitô giáo, Công giáo không phải là một mớ các cấm đoán, mà là một sự lựa chọn tích cực. Nhìn Kitô giáo một cách mới mẻ như thế là điều rất quan trọng, bởi vì ngày nay ý thức này hầu như đã biến mất. Người ta nghe nói nhiều tới điều không được phép, nhưng giờ đây cần phải nói rằng: chúng ta có một tư tưởng tích cực để đề nghị, rằng người nam và người nữ được tạo dựng cho nhau, rằng bậc thang tính dục, tình yêu đam mê cảm xúc, tình yêu chia sẻ hiệp thông diễn tả các chiều kích của tình yêu và hôn nhân, trước tiên lớn lên trên con đường đó, như là cuộc gặp gỡ tràn đầy hạnh phúc và phước lành giữa người nam và người nữ. Và rồi gia đình bảo đảm cho cho sự tiếp nối giữa các thế hệ, trong đó các thế hệ giao hòa với nhau, và trong đó cả các nền văn hóa có thể gặp gỡ nhau. Như thế điều quan trọng trước hết là nhấn mạnh những gì chúng ta muốn.

Tiếp đến cũng có thể xem chúng ta không muốn điều gì. Và tôi tin rằng cần phải nhìn xem và suy tư, sự kiện người nam và người nữ được tạo dựng cho nhau để cho nhân loại tiếp tục sống không phải là một phát minh của Giáo Hội Công Giáo: mọi nền văn hóa đều biết điều này. Liên quan tới phá thai thì nó không thuộc điều răn thứ sáu, mà thuộc điều răn thứ năm ”Chớ giết người!” Đây là điều chúng ta phải giả thiết như là đương nhiên và chúng ta phải luôn luôn nhấn mạnh: con người bắt đầu trong lòng mẹ và là người cho tới hơi thở cuối cùng. Con người phải luôn được tôn trọng như là người. Nhưng điều này trở thành rõ ràng hơn, nếu điều tích cực đã được trình bày trước.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, trên toàn thế giới tín hữu chờ đợi từ Giáo Hội Công Giáo các câu trả lời cho các vấn đề toàn cầu cấp bách nhất như bệnh Sida và nạn nhân mãn. Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại nhấn mạnh nhiều trên luân lý như vậy, thay vì nhấn mạnh trên việc thử tìm giải pháp cụ thể cho các vấn đề then chốt của nhân loại như bên Phi châu chẳng hạn?

Đáp: Vâng, đây mới là vấn đề: chúng tôi có thật sự nhấn mạnh trên luân lý nhiều như thế hay không? Khi nói chuyện với các Giám Mục Phi châu, càng ngày tôi càng xác tín rằng vấn đề nền tảng có tên là giáo dục và đào tạo, nếu chúng ta muốn có các bước tiến trong lãnh vực này. Tiến bộ chỉ là tiến bộ thực sự, nếu nó phục vụ con người, và nếu chính con người lớn lên, thì không phải chỉ có quyền lực kỹ thuật của nó lớn lên, mà cả khả năng luân lý của nó cũng lớn lên nữa. Và tôi tin rằng vấn đề đích thật của tình hình lịch sử của chúng ta là sự quân bình giữa sự lớn lên nhanh chóng không tin được của quyền lực kỹ thuật và sự lớn lên của khả năng luân lý, là khả năng không lớn lên một cách đồng đều với kỹ thuật. Vì thế việc đào tạo con người là đơn thuốc đích thật, và tôi dám mói là chìa khóa của tất cả, và đó cũng là con đường của chúng ta.

Nói một cách vắn gọn, việc đào tạo này có hai chiều kích. Trước hết dĩ nhiên là chúng ta phải học hỏi, chiếm hữu được sự hiểu biết, được khả năng, biết cách làm sao.

Trong chiều hướng này thì Âu châu, và trong các thập niên qua, Mỹ châu đã tiến rất nhiều và đó là điều quan trọng. Nhưng chỉ phổ biến cái làm sao thôi, nếu chỉ dậy như dậy chế tạo và sử dụng máy móc thế nào, sử dụng các phương thức ngừa thai như thế nào, thì khi đó không nên lấy làm lạ là cuối cùng, tại sao chúng ta lại đứng trước các cuộc chiến và các bệnh dịch Sida.

Bởi vì chúng ta cần cả hai chiều kích: cần phải đào tạo trái tim con người, nếu có thể nói được như vậy, qua đó con người chiếm hữu được các điểm tham chiếu và tập sử dụng kỹ thuật của mình một cách đúng đắn. Và đó là điều mà chúng tôi tìm cách thực hiện. Trong toàn Phi châu và tại nhiều nước Á châu chúng tôi có cả một mạng lưới các trường học mọi cấp, nơi trước hết có thể học hiểu, chiếm hữu sự hiểu biết đích thật, khả năng chuyên môn, và nhờ đó đạt được sự độc lập và tự do. Nhưng trong các trường này chúng tôi không chỉ tìm cách thông truyền cái biết làm thế nào, mà cũng đào tạo con người nhân bản nữa, con người mà chúng tôi muốn hòa giải, mà chúng tôi biết rằng phải xây dựng chứ không tàn phá, và chúng tôi có những điểm tham chiếu cần thiết giúp con người biết chung sống với nhau.

Trong phần lớn đại lục Phi châu các tương quan giữa tín hữu Hồi và tín hữu Kitô rất gương mẫu. Các Giám Mục đã thành lập các ủy ban hỗn hợp Kitô hồi giáo, để xem có thể tạo ra hòa bình trong những tình trạng xung khắc như thế nào. Và mạng lưới các trường học, dậy nghề và đào tạo nhân bản rất quan trọng, được bổ túc bởi một mạng lưới các nhà thương và trung tâm cứu trợ có thể tới đều khắp với các làng mạc xa xôi nhất. Và tại nhiều nơi, cả sau những tàn phá của chiến tranh, Giáo Hội là lực lượng duy nhất còn nguyên vẹn. Đây là một thực tại. Và ở nơi nào có chữa trị, thì cũng có việc săn sóc bệnh Sida và cống hiến giáo dục, trợ giúp thiết lập các tương quan đúng đắn với tha nhân. Vì thế tôi tin rằng chúng ta phải sửa sai hình ảnh, theo đó Giáo Hội chỉ gieo vãi chung quanh mình các cấm đoán cứng nhắc. Chính bên Phi châu Giáo Hội hoạt động rất nhiều để cho các chiều kích khác nhau của việc đào tạo bao gồm và hiện thực cả việc vượt thắng bạo lực và các bệch dịch, kể cả bệnh sốt rét rừng và lao phổi nữa.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Kitô giáo đã được phố biến khắp nơi trên thế giới bắt đầu từ Âu châu. Giờ đây nhiều người nghĩ rằng tương lai của Giáo Hội là nơi các đại lục khác. Có đúng thế không? Hay nói cách khác, tại Âu châu nơi Kitô giáo xem ra bị giản lược vào chiều kích cá nhân riêng tư, Kitô giáo có tương lai nào không?

Đáp: Trước hết tôi xin đưa ra vài điểm phân biệt tế nhị. Thật ra như chúng ta biết, Kitô giáo phát xuất từ Cận Đông. Và trong thời gian lâu nó phát triển bên vùng Cận Đông, và được phổ biến tại Á châu hơn điều ngày nay chúng ta tưởng nghĩ rất nhiều sau các thay đổi do Hồi giáo gây ra. Đàng khác, chính lý do này đã khiến cho trục của Kitô giáo di chuyển một cách rõ ràng sang Tây phương và Âu châu, và Âu châu - chúng ta hãnh diện và vui mừng nói lên điều này - đã phát triển Kitô giáo trong các chiều kích trí thức cũng như văn hóa lớn lao. Nhưng tôi tin rằng điều quan trọng là chúng ta phải nhớ tới các Kitô hữu Đông phương, vì họ đã luôn luôn là một thiểu số trong tương quan phong phú với bối cảnh chung quanh, nhưng giờ đây họ có nguy cơ phải di cư. Và cái nguy hiểm lớn đó là các nơi nguồn gốc của Kitô giáo không có các Kitô hữu nữa. Tôi nghĩ là chúng ta phải trợ giúp các anh chị em này nhiều để họ có thể ở lại.

Trở lại với câu hỏi của qúy vị, Chắc chắn là Âu châu đã trở thành trung tâm của Kitô giáo và phong trào truyền giáo. Ngày nay các đại lục khác, các nền văn hóa khác cũng bước vào ý niệm của lịch sử thế giới với sức năng đồng đều như Âu châu. Như thế là gia tăng số tiếng nói của Giáo Hội, và đây là điều thiện hảo. Thật là điều tốt có thể diễn tả các tâm tính khác nhau, các ơn khác nhau của Phi châu, Á châu và châu Mỹ, đặc biệt là châu Mỹ Latinh. Tất cả dĩ nhiên đã không chỉ được đánh động bởi lời của Kitô giáo, mà cũng bị đánh động bởi sứ điệp ngàn đời của thế giới Âu châu là thế giới đã đem tới cho các đại lục khác bằng chứng bùng nổ, mà chính chúng tôi đã nhận chịu trong chính mình.

Tất cả các Giám Mục của các phần đất khác trên thế giới nói với chúng tôi rằng: chúng tôi vẫn còn cần đến Âu châu, cả khi Âu châu chỉ là một phần của một toàn thể lớn hơn. Giờ đây chúng tôi vẫn còn mang trách nhiệm, đến từ các kinh nghiệm của chúng tôi, từ khoa thần học đã phát triển nơi đây, từ kinh nghiệm Phụng Vụ của chúng tôi, từ các truyền thống của chúng tôi, kể cả các kinh nghiệm đại kết mà chúng tôi đã có được: tất cả những điều đó rất quan trọng đối với các đại lục khác. Vì thế ngày nay chúng tôi cần không đầu hàng, không co cụm lại với nhau và nói: ”Này, chúng ta chỉ là một thiểu số, ít nhất hãy tìm duy trì con số bé nhỏ này”. Nhưng chúng tôi phải duy trì sống động sức sinh động, mở ra các tương quan trao đổi, làm sao để chúng ta cũng nhận được các sức mạnh mới.

Hiện nay bên Âu châu cũng có các linh mục Ấn độ và Phi châu, kể cả Canada là nơi nhiều linh mục Phi châu làm việc một cách rất hay. Nghĩa là cho đi và nhận lại. Nhưng nếu trong tương lai chúng ta có nhận đựơc nhiều hơn, thì chúng ta cũng phải tiếp tục cho đi với lòng can đảm và một sức sinh động lớn hơn.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, trong các quyết định quan trọng liên quan tới chính trị và khoa học, các xã hội tân tiến không hướng tới các giá trị Kitô, và các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Giáo Hội chỉ được coi như là một tiếng nói cảnh cáo hay ngăn chặn thôi. Giáo Hội lại không phải ra khỏi lập trường thế thủ này để có thái độ tích cực hơn liên quan tới tương lai và việc xây dựng hay sao, thưa Đức Thánh Cha?

Đáp: Trong mọi trường hợp chúng tôi có bổn phận nêu bật điều chúng tôi muốn là tích cực. Và điều này chúng tôi phải làm trước hết trong cuộc đối thoại với các nền văn hóa và các tôn giáo, bởi vì lục địa Phi châu, linh hồn Phi châu và cả linh hồn Á châu nữa, cảm thấy kinh hoàng trước thái độ thờ ơ của lý trí Tây Âu. Cần cho họ thấy là bên Tây Âu không chỉ có vậy thôi. Và thế giới duy đời của chúng ta cũng phải ý thức rằng lòng tin Kitô không phải là một ngăn cản, nhưng là cây cầu cho cuộc đối thoại với các thế giới khác. Nghĩ rằng nền văn hóa thuần túy lý trí, nhờ sự khoan nhượng của nó, nên dễ tiến tới với các tôn giáo khác hơn, là điều không đúng. Vì nó thiếu ”cơ quan tôn giáo” là điểm móc nối, qua đó các người khác có thể bước vào trong liên hệ.

Vì vậy chúng ta phải và có thể cho thấy đối với tính cách liên tôn giáo mới mẻ, trong đó chúng ta sống, lý tính thuần túy tách rời khỏi Thiên Chúa không đủ, mà cần một lý tính rộng rãi hơn, giúp trông thấy Thiên Chúa hòa hợp với lý trí, và ý thức rằng lòng tin Kitô đã phát triển bên Âu châu cũng là một phương thế giúp lý trí và văn hóa đồng quy và để hòa nhập chúng với hành động trong một quan điểm thống nhất và rộng rãi. Trong nghĩa này tôi tin rằng chúng ta có một bổn phận lớn: đó là cho thấy rằng Lời mà chúng ta có, không thuộc các đồ cũ kỹ của lịch sử, mà cần thiết cho chính ngày nay.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, chúng con xin trở lại với các chuyến công du của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha sống trong nội thành Vaticăng, có lẽ Đức Thánh Cha cũng cảm thấy khó khăn, khi phải sống xa cách dân chúng và thế giới như vậy, ngay cả trong môi trường rất đẹp này của Castel Gandolfo. Nhưng mà chẳng bao lâu nữa Đức Thánh Cha đã 80 tuổi. Đức Thánh Cha có nghĩ rằng, với ơn Chúa giúp, Đức Thánh Cha có thể làm vài chuyến viếng thăm mục vụ nữa hay không? Đức Thánh Cha có muốn viếng thăm các nơi nào nữa: Thánh Địa, Brasil?

Đáp: Nói thật ra thì tôi không cô đơn đâu. Dĩ nhiên là có các bức tường bao quanh khiến cho việc vào Vaticăng trở thành khó khăn, nhưng có một ”gia đình giáo hoàng”. Mỗi ngày có nhiều cuộc viếng thăm, đặc biệt khi tôi ở Roma.

Có các Giám Mục đến viếng thăm tôi, rồi có nhiều người khác, khách của các quốc gia, các nhân vật muốn nói chuyện riêng tư với tôi, chứ không phải chỉ nói về các vấn đề chính trị mà thôi. Trong nghĩa này có nhiều cuộc gặp gỡ mà tôi cám ơn Chúa đã thường xuyên ban cho tôi. Cũng là điều quan trọng khi tòa của người kế vị thánh Phêrô là nơi gặp gỡ, có đúng thế không? Từ Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII trở đi, thì qủa lắc cũng di chuyển sang hướng khác: chính các vị Giáo Hoàng bắt đầu các chuyến viếng thăm.

Tôi phải nói rằng tôi không khỏe mạnh lắm để dự trù nhiều chuyến viếng thăm lớn, nhưng ở đâu các chuyến viếng thăm này cho phép đưa ra một sứ điệp, ở đâu các chuyến viếng thăm đáp trả lại một ước mong thực sự, thì tôi muốn đến những nơi ấy, với ”mức độ” có thể đối với tôi. Một vài chuyến viếng thăm đã được thấy trước: năm tới tại Brasil có cuộc gặp gỡ của Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu Latinh CELAM, và tôi nghĩ rằng hiện diện tại đó là điều quan trọng trong bối cảnh, mà miền nam Mỹ châu đang sống một cách sâu đậm hiện nay, để củng cố niềm hy vọng sống động trong vùng này. Thế rồi tôi cũng ước ao viếng thăm Thánh Địa nữa, và tôi hy vọng có thể viếng thăm Thánh Địa trong ”thời hòa bình”. Còn lại chúng ta sẽ xem Chúa Quan Phòng dành cho tôi điều gì.

Hỏi: Xin phép Đức Thánh Cha cho con được nài nỉ thêm. Các tín hữu Áo cũng nói tiếng Đức, và họ chờ đợi Đức Thánh Cha tại đền thánh Đức Bà Mariazell có phải vậy không?

Đáp: Vâng, chuyến viếng thăm đã được thỏa thuận rồi. Tôi đã hứa một cách đơn sơ, một cách bất cẩn. Đó là nơi tôi rất thích đến độ tội đã nói: Vâng tôi sẽ trở lại với Mẹ của nước Áo. Và điều này lập tức trở thành một lời hứa, mà tôi sẽ giữ, và tôi sẵn sàng giữ lời hứa đó.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, con rất khâm phục Đức Thánh Cha trong các buổi tiếp kiến thứ tư hàng tuần với 50.000 tín hữu và du khách hành hương. Chắc là mệt lắm! Làm thế nào mà Đức Thánh Cha chịu đựng được như vậy?

Đáp: Vâng, Chúa Nhân Lành ban cho tôi sức mạnh cần thiết. Và khi tôi trông thấy sự tiếp đón thân ái như thế, thì dĩ nhiên là tôi cũng được khích lệ.

Hỏi: Đức Thánh Cha vừa mới nói là đã bất cẩn đưa ra lời hứa. Điều này có nghĩa là mặc dù chức thừa tác với rất nhiều nghi thức bó buộc, Đức Thánh Cha không đánh mất đi tính tự nhiên của mình?

Đáp: Dầu sao đi nữa thì tôi cũng thử duy trì sự bộc phát, vì cho dù mọi chuyện có được xác định, tôi cũng muốn duy trì và thực hiện một điều gì đó hoàn toàn cá nhân.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, chị em phụ nữ hoạt động rất năng nổ trong nhiều trách vụ của Giáo Hội Công giáo. Như thế phần đóng góp của họ lại không phải được tỏ lộ rõ ràng hơn, và họ lại không được có các nhiệm vụ cao hơn trong Giáo Hội hay sao, thưa Đức Thánh Cha?

Đáp: Dĩ nhiên đây là vấn đề được suy tư nhiều. Như qúy vị biết, chúng tôi cho rằng lòng tin của chúng ta, việc thành lập đoàn Mười Hai Tông Đồ, bắt buộc chúng tôi và không cho phép truyền chức linh mục cho phụ nữ. Nhưng cũng không cần phải nghĩ rằng trong Giáo Hội khả thể duy nhất có được một vai trò nào đó phải là linh mục. Trong lịch sử Giáo Hội có rất nhiều bổn phận và nhiệm vụ. Bắt đầu bằng các chị em của các Giáo Phụ, để tới thời trung cổ, khi có các phụ nữ quan trọng có vai trò định đoạt, và cho tới thời nay.

Chúng ta hãy nghĩ tới thánh nữ Hildegarde thành Bingen, là người đã mạnh mẽ phản đối các Giám Mục và Đức Giáo Hoàng; thánh nữ Catarina thành Siena và thánh nữ Brigitta Thụy Điển. Như thế cả trong thời tân tiến ngày nay nữa phụ nữ cũng phải, và chúng ta cùng với họ, tìm ra chỗ đứng đúng đắn của mình.

Ngày nay nữ giới cũng hiện diện trong các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Nhưng có một vấn đề pháp lý: đó là vấn đề giáo luật, nghĩa là theo Giáo Luật quyền có các quyết định có hiệu lực trên bình diện luật pháp lại gắn liền với Chức Thánh. Như vậy từ quan điểm này có các giới hạn, mà tôi tin rằng chính chị em phụ nữ với lòng hăng say và sức mạnh của họ, với tính cách cao vượt của họ, với điều mà tôi định nghĩa là ”quyền lực tinh thần” của họ, họ sẽ biết tìm ra không gian của mình. Và chúng tôi phải lắng nghe Chúa, để không cản trở điều đó, mà cả chúng tôi nữa cũng vui sướng thấy yếu tố nữ giới có chỗ đứng tràn đầy hữu hiệu trong Giáo Hội, chỗ đứng thích hợp với họ, bắt đầu với Mẹ Maria và thánh nữ Maria Madalena.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, trong thời gian gần đây người ta lại nói tới sức quyến rũ mới của Giáo Hội Công Giáo. Như vậy đâu là sức sống và khả năng của cơ cấu vốn rất cổ xưa này này trong tương lai?

Đáp: Theo tôi, toàn triều đại của Đức Gioan Phaolô II đã lôi kéo sự chú ý của con người và nối kết họ với nhau. Điều đã xảy ra dịp người qua đời là một cái gì hoàn toàn đặc biệt trong lịch sử: làm sao hàng trăm ngàn người tuốn về quảng trường thánh Phêrô trong trật tự, đứng hàng giờ, đáng lý ra thì phải qụy rồi, thế mà họ vẫn chịu được được vì được huy động bởi một sự thúc đẩy bên trong. Và chúng ta đã sống lại quang cảnh đó trong ngày lễ khai mạc chức vụ chủ chăn của tôi, rồi ở Koeln cũng thế. Thật là hay đẹp khi kinh nghiệm cộng đoàn cũng đồng thời trở thành kinh nghiệm lòng tin.

Và người ta có kinh nghiệm lòng tin không phải ở bất cứ đâu, nhưng kinh nghiệm này trở thành sống động và trao ban cho đạo Công Giáo cường độ ánh sáng tại các nơi cử hành lòng tin. Dĩ nhiên kinh nghiệm đó cũng phải kéo dài ra trong cuộc sống thường ngày nữa. Cả hai điều phải đi đôi với nhau.

Một đàng là các lúc quan trọng, trong đó chúng ta sống kinh nghiệm xinh đẹp là mình đang ở đây, là Chúa hiện diện và chúng ta làm thành một cộng đoàn lớn được hòa giải vượt mọi ranh giới. Nhưng cũng cần kín múc từ đó niềm hăng say để có thể cầm cự trong các chuyến hành hương mệt nhọc của cuộc sống thường ngày, sống từ những điểm quy chiếu rạng ngời đó, hướng về chúng, và cũng biết mời gọi người khác tháp nhập vào cộng đoàn đang tiến bước.

Tôi cũng muốn nhân dịp này nói rằng: tôi cảm thấy xấu hổ về tất cả những gì đang được chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của tôi, về tất cả những gì người ta đang làm. Nhà của tôi đã được sơn quét lại, một trường chuyên nghiệp đã làm hàng rào chung quanh. Giáo sư theo tin lành ở bên cạnh cũng đã cộng tác để làm việc này. Tôi thấy tất cả đều phi thường, tôi không muốn nói về tôi, mà tôi thấy đó như là dấu chỉ của một ý chí thuộc về một cộng đoàn trong lòng tin và phục vụ nhau. Chứng minh tình liên đới và để cho Chúa linh ứng cho chúng ta đó là điều khiến tôi cảm động và vì thế tôi xin hết lòng cảm ơn.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha đã nói tới kinh nghiệm cộng đoàn. Giờ đây Đức Thánh Cha trở lại Đức lần thứ hai sau khi được bầu làm Giáo Hoàng. Với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, và có lẽ đàng khác với giải túc cầu thế giới, bầu khí chắc chắn là đã thay đổi. Người ta có cảm tưởng là người dân Đức cởi mở hơn đối với thế giới, khoan nhượng hơn và tươi vui hơn. Đức Thánh Cha còn ước mong gì nữa nơi người dân Đức?

Đáp: Dĩ nhiên là với thế chiến thứ II kết thúc, đã có một sự thay đổi bên trong xã hội đức, kể cả tâm thức đã được củng cố bởi việc thống nhất đất nước. Chúng tôi hòa nhập một cách sâu đậm hơn trong cộng đoàn quốc tế và dĩ nhiên là chúng tôi cũng được tâm thức quốc tế biến đổi. Và như thế các khía cạnh của cá tính đức, mà trước đây người ta không biết tới, cũng được đưa ra ánh sáng. Và có lẽ chúng tôi đã được vẽ ra một cách quá đáng như những người luôn luôn có kỷ luật và dè dặt, đây là điều cũng có nền tảng. Nhưng giờ đây người ta cũng thấy rõ hơn điều, mà tất cả mọi người đang thấy và tôi thấy đó là điều rất đẹp: đó là người Đức không chỉ dè dặt, đúng giờ và kỷ luật mà họ cũng tự phát, tươi vui và hiếu khách nữa. Đây là điều rất đẹp. Và tôi cầu chúc cho các đức tính đó lớn mạnh hơn nữa và cũng nhận được từ lòng tin Kitô sự hăng say và lâu bền.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Vị Tiền Nhiệm của Đức Thánh Cha đã phong chân phước và phong thánh cho nhiều Kitô hữu. Có người cho là nhiều quá. Các vụ phong chân phước và phong thánh đem lại cho Giáo Hội điều gì mới mẻ, chỉ khi nào các vị được tôn phong được coi như là mẫu gương đích thật. So với các nước khác, nước Đức tương đối sản suất ít chân phước và ít thánh. Có thể làm được gì để chiều kích mục vụ này phát triển và để cho nhu cầu phong chân phước và phong thánh trao ban hoa trái mục vụ đích thật không?

Đáp: Ban đầu tôi cũng có ý nghĩ là con số lớn các vụ phong chân phước như là đè bẹp chúng ta và có lẽ cần tuyển chọn hơn: chọn những gương mặt đi sâu hơn vào trong lương tâm chúng ta. Trong khi chờ đợi, tôi đã phân tỏa các lễ phong chân phước, để cho gương mặt các chân phước hiển nhiên hơn tại địa phương nơi các vị đã sinh sống. Có lẽ một vị thánh nước Guatemala không lôi cuốn tín hữu Đức lắm và ngược lại, một vị thánh vùng Altoeting không lôi cuốn tín hữu Los Angeles vv... có đúng thế không?

Ngoài ra tôi tin rằng việc phân tán về địa phương phù hợp với tính cách Giám Mục đoàn, với các cơ cấu đoàn thể, và là điều thích hợp để nêu bật rằng các nước khác nhau có các gương mặt riêng đặc biệt hữu hiệu và ảnh hưởng trong quê hương của các vị. Tôi cũng đã nhận thấy rằng các lễ phong chân phước tại những nơi khác nhau đánh động nhiều người hơn và người ta có thể nói: ”Sau cùng, đây là một người trong chúng ta”, để họ đến với vị thánh ấy và được linh hứng. Vị chân phước thuộc về họ, và chúng tôi hài lòng khi có nhiều vị thánh như vậy. Rồi từ từ với sự phát triển của xã hội toàn cầu, chúng ta biết các vị hơn, thì là điều tốt đẹp thôi. Nhưng trước hết điều quan trọng là cả trong lãnh vực này nữa cũng có sự đa diện và vì thế điều quan trọng đối với chúng tôi bên Đức là phải học biết các gương mặt các thánh của Đức và vui mừng.

Bên cạnh các vị đó còn có việc phong thánh các gương mặt lớn hơn, có tầm quan trọng đối với toàn thể Giáo Hội. Các Hội Đồng Giám Mục riêng rẽ phải lựa chọn và xem xét để biết điều gì thích hợp và thật sự nói lên được điều gì đó với tín hữu giáo hội địa phương, và phải làm cho các gương mặt đó hiển hiện, không quá nhiều, nhưng để lại ấn tượng sâu đậm. Các Hội Đồng Giám Mục có thể làm điều đó qua giáo lý, việc giảng dậy, và có lẽ bằng cách trình bầy với một cuốn phim nữa. Tôi có thể tưởng tượng ra nhiều phim rất hay đẹp. Dĩ nhiên tôi chỉ biết các Giáo Phụ, chẳng hạn một phim về thánh Agostino, một phim về thánh Gregorio Nazianzo vì gương mặt rất đặc biệt của người, một người liên lỉ trốn chạy các trách nhiệm ngày càng lớn được gia phó cho người vv...Cần phải nghiên cứu để thấy rằng không chỉ luôn luôn có các tình trạng xấu xa chung quanh chúng ta như được biết qua bao nhiêu phim ảnh trình chiếu, nhưng cũng có những gương mặt tuyệt vời của lịch sử, không nhàm chán chút nào, mà lại rất thời sự. Tóm lại không tìm chồng chất lên tín hữu quá nhiều gương mặt các thánh, nhưng làm cho nhiều người thấy các gương mặt thời sự và linh hứng.

Hỏi: Nghĩa là lịch sử trong đó cũng có hài hước nữa? Hồi năm 1989 tại Muechen Đức Thánh Cha đã được giải thưởng Karl Valentin Orden. Hài hước và sự nhẹ nhàng có vai trò nào trong cuộc sống của một Giáo Hoàng, thưa Đức Thánh Cha?

Đáp: Tôi không phải là một người liên tục có các chuyện vui trong trí. Nhưng biết nhìn khía cạnh vui cười của cuộc sống và chiều kích tươi vui của nó và đừng coi mọi chuyện một cách thê thảm, tôi thấy đó là điều rất quan trọng và tôi dám nói rằng nó cần thiết cho thừa tác vụ của tôi. Có một nhà văn nào đó đã nói rằng các thiên thần có thể bay vì các vị không coi mình quá quan trọng. Có lẽ chúng ta cũng có thể bay hơn một chút, nếu chúng ta không cho mình quan trọng qúa.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha khi có một nhiệm vụ quan trọng như Đức Thánh Cha thì dĩ nhiên là cũng bị quan sát rất nhiều. Người khác nói về Đức Thánh Cha. Và khi đọc, con ngạc nhiên thấy nhiều quan sát viên nói rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức là một nhân vật khác với Đức Hồng Y Ratzinger. Đức Thánh Cha thấy mình như thế nào?

Đáp: Tôi đã bị phân cắt nhiều lần rồi: khi là giáo sư thời gian ban đầu và thời gian chuyển tiếp, khi bắt đầu là Hồng Y và sau đó. Giờ đây có thêm một một sự phân chia nữa. Dĩ nhiên là các hoàn cảnh, tình trạng và con người ảnh hưởng, vì có các trách nhiệm khác nhau. Nhưng con người nền tảng và cả quan niệm nền tảng của tôi lớn lên, nhưng tất cả những gì nòng cốt đều y nguyên như thế, và tôi vui mừng thấy các khía cạnh trước kia không được ghi nhận, giờ đây cũng được nêu rõ.

Hỏi: Như vậy có thể nói rằng Đức Thánh Cha thích nhiệm vụ Giáo Hoàng và nó không là một gánh nặng đối với Đức Thánh Cha?

Đáp: Nói như thế là hơi qúa, vì thực ra nhiệm vụ đó rất mệt nhọc, nhưng trong mọi trường hợp tôi cố tìm ra niềm vui cả ở đây nữa.(Radio Vatican)

Linh Tiến Khải

Theo Radio Vatican

Tiếp theo

 

 

Text Box: TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO
 


 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 9 / 2006

 

 

Ý chung : Cầu cho các phương tiện truyền thông đại chúng được sử dụng với tinh thần trách nhiệm. Xin cho những người sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng luôn biết sử dụng theo lương tâm và với tinh thần trách nhiệm.

Ý riêng  : Cầu cho mọi Kitô hữu luôn biết dùng những phương tiện truyền thông có được để góp phần loan báo Tin Mừng.

Ý truyền giáo : Cầu cho việc huấn luyện thường xuyên của Dân Thiên Chúa. Xin cho toàn thể Dân Thiên Chúa trong các xứ truyền giáo nhìn nhận rằng việc họ được huấn luyện thường xuyên là một ưu tiên.

 

LỜI CẦU NGUYỆN CHUNG :

 

   Chủ tế : Anh chị em thân mến, muốn loan báo Tin Mừng cần phải được chuẩn bị và được sai đi. Phương tiện truyền thông đại chúng là ưu tiên của những phương tiện để truyền bá Tin Mừng. Ý thức trách nhiệm của việc sử dụng phương tiện này, chúng ta hiệp ý cầu xin :

 

Chúa là nguồn vui và hạnh phúc của chúng ta / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi Kitô hữu luôn biết mở lòng đón nhận Chúa với tất cả niềm tin của mình.

Chúa luôn yêu thương và muốn cứu vớt mọi người / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho có nhiều tâm hồn quảng đại dấn thân tận hiến cho Chúa trong sứ vụ linh mục để Lời Chúa được các Ngài luôn loan báo đến nhiều người.

Chúa đã đồng hoá với mọi thành phần nghèo khó, neo đơn, tù tội / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho mọi Kitô hữu biết nhận ra Chúa nơi những con người nghèo khổ.

Phương tiện truyền thông đại chúng rất quan trọng trong cuộc sống con người / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho những người có trách nhiệm sử dụng các phương tiện truyền thông luôn biết sử dụng chúng với ý thức cao nhất của mình.

 

  Chủ tế : Lạy Chúa Giêsu, Chúa là niềm vui và là nguồn ơn cứu độ của chúng con, xin cho mỗi người chúng con luôn biết ca tụng Chúa bằng mọi phương tiện và điều kiện có được trong cuộc đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen .

 

SÁM HỐI và CẦU NGUYỆN RIÊNG

ĐỌC TIN MỪNG : Ga 3, 29-36

 

Suy niệm 3 phút có người hướng dẫn hoặc suy niệm riêng.

Kinh cám ơn. Ba câu lạy .

 

HÁT : Thần Khí Chúa đã sai tôi đi…

KẾT THÚC

 

“ Lạy Chúa Giêsu, xin hãy làm cho chúng con trở nên những nhân chứng sống động loan truyền Tin Mừng Nước Thiên Chúa.

Xin hãy đốt lên trong lòng chúng con ngọn lửa đức tin để chúng con cũng say sưa truyền ngọn lửa lửa đức tin ấy cho những người khác.

Xin hãy làm cho chúng con trở nên khí cụ bình an của Chúa để chúng con đem yêu thương vào nơi oán hờn, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem ủi an đến chốn ưu sầu…

Xin cho chúng con biết lắng nghe những âm thanh nhỏ nhất của những hạt mầm đang vươn lên từ lòng đất, hạt mầm sự sống…để chúng con luôn biết ca ngợi sự kỳ diệu của bàn tay Chúa.

Xin cho những người đang có trách nhiệm sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng luôn biết ý thức trách nhiệm cao quí của những phương tiện này để họ luôn sử dụng những phương tiện này hợp ý Chúa và đem lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho những đụng đến đến những phương tiện này. Amen.

 

 

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

 

Tiếp theo

TUỔI TRẺ VÀ NIỀM TIN

Simon Solovietchilk

Một trong những khái niệm đạo đức quan trọng mà thiếu nó người ta không thể nào hình dung nổi việc giáo dục nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí còn bị nhiều người coi thường, đó là niềm tin, là sự cần thiết phải tin vào một cái gì và cũng là bổn phận luân lý của chúng ta phải tin vào một cái gì đó.

Thả vào trong xã hội một con người không tin vào gì hết, tức là tạo ra hoặc là một người khốn khổ hoặc là một tên nguy hiểm cho những kẻ sống chung quanh. Lý do đích thực, sâu xa của hầu hết các tội ác, nhất là trong giới trẻ, chính là vì thiếu hẳn niềm tin vào một cái gì đó. Không có niềm tin thì cũng không có nền tảng cho đời sống đạo đức và do đó người ta sẽ muốn là gì cũng được. Đó chính là ý kiến của văn hào Dostoievski. Thiếu niềm tin không có nghĩa là hoài nghi nhưng là "trống rỗng". Không phải một con người theo đúng nghĩa nhưng là một hình nộm được gắn thêm sức mạnh của con người và tính lưu manh của con người, bề ngoài là người nhưng vô tâm, vô hồn.

Bởi lẽ niềm tin là sức mạnh cốt yếu của tâm hồn. Niềm tin, hy vọng và tình yêu, tựu trung tâm hồn của con người là như thế và đừng mất công chờ đợi bất cứ tình cảm nào nơi một hình nộm, một hình bù nhìn bằng nhựa.

Trong bao nhiều năm dài, khoa sư phạm và nền đạo đức "chính thức" của chúng ta (Liên Xô cũ) đã giữ một thái độ nước đôi đối với khái niệm niềm tin (Foi). Trong những trường hợp bất lợi cho chế độ, thì nó bị khinh miệt, còn khi có lợi, nó lại được nâng lên tận chín tầng mây!

Một đàng, ngay từ tuổi thơ ấu, người ta nhét vào đầu trẻ em cái tư tưởng là trên đời này chỉ hiện hữu những gì đã được khoa học chứng minh. Họ nói: niềm tin là ngu dân, là chuyện điên rồ. Nghĩa là niềm tin thì mù quáng. Chỉ một mình lý trí mà thôi! Chỉ có khoa học mà thôi! Và hệ thống xã hội chúng ta thì không sai lầm vì được xây dựng trên nền tảng khoa học. Người ta cấm tin vào Thiên Chúa không phải vì niềm tin đó có hại (đó chỉ là cái cớ giả dối thôi) nhưng nhất là vì không được phép có cái gì có thể vượt trỗi hơn hệ thống ấy. Tiếng nói cuối cùng thuộc về hệ thống chứ không phải về lời Thiên Chúa. Tự bản chất nó, tự cơ cấu của nó, hệ thống ấy không thể có đối thủ cạnh tranh?

Niềm tin vô bờ bến có nghĩa là không bị giới hạn bởi những luận cứ của cái lý trí tồi, mà người ta hết lời đề cao trong các trường học!

Như thế việc giáo dục bị lật ngược, trên xuống dưới, dưới lên trên. Nơi mà niềm tin tỏ ra cần thiết thì người ta phủ nhận nó để dành chỗ cho lý trí. Và nơi lý trí là cần thiết người ta lại chối bỏ nó dành chỗ cho niềm tin.

Ngày nay sau khi xã hội đã trải qua nhiều thất vọng, mọi người bỗng nhiên bắt đầu đặt câu hỏi: phải tin vào cái gì? Mọi người đã cảm thấy sự cần thiết của niềm tin. Tuy nhiên, khái niệm về niềm tin như một cái gì khác với lý trí vẫn chưa được công nhận bởi nền luân lý, bởi khoa tâm lý, bởi môn sư phạm, ở trường học và nơi các bậc phụ huynh mà đa số đều có trình độ. Người ta vẫn coi công cuộc giáo dục là việc củng cố niềm tin vào lý trí mà không ai để ý rằng tin vào lý trí thì cũng vẫn là niềm tin.

Ơû đây tôi xin phát biểu một tư tưởng hơi khác thường so với các ý niệm chung mà chúng ta thường có: để tồn tại, để hành động, để có một thái độ nhân đạo đối với kẻ khác, để đạt tới những mục tiêu cao cả, để có sự quân bình nội tâm, dù là tạm thời, tóm lại để sống, con người trước tiên cần đến niềm tin, cái niềm tin mà chúng ta rất khinh dể ấy.

Còn lý trí, con người chỉ cần tới nó để có thể tin một cách hữu hiệu vào cái hiện thực (réalité), vào sự chân thực (authenticité) và sự công minh của cuộc đời mà người ta sống. Người ta bảo: hãy hoài nghi! Bạn hãy luôn sống trong sự hoài nghi! Nhưng để làm gì? Để cho cái gì chống lại nổi hoài nghi thì trở thành một niềm xác tín nghĩa là một nhận thức được củng cố bởi niềm tin vào sự đúng đắn của nó. Thiếu khả năng tin tưởng, thiếu niềm tin, tất cũng sẽ không có xác tín. Đời sống tinh thần của con người bắt đầu bằng niềm tin, tiếp theo là những mối nghi ngờ đầy sức hủy hoại do lý trí sinh ra, cuối cùng họ đạt tới một niềm tin mới, rồi đến lượt những nghi ngờ khác tấn công họ?

Nên lưu ý có hai loại niềm tin: một niềm tin "gần" và một niềm tin "xa". Niềm tin gần là lòng tin vào mình (tự tín), tín nhiệm vào những kẻ sống chung quanh, tin tưởng vào công việc đã bắt đầu. Nếu không tin vào sự thành công của một nhiệm vụ, tốt hơn là đừng làm nữa. Ai cũng biết điều đó. Niềm tin gần quy định tính cách của con người, ý chí của họ. Nhưng trí khôn của họ, đời sống đạo đức của họ được quy định bởi niềm tin xa, hay nói đúng hơn, niềm tin cao, niềm tin vào cái vô cùng.

Có người sẽ nói: đó là duy tâm! Kẻ khác nói: tất cả những điều nói trên có thể hiểu được, nhưng người vô tín ngưỡng, họ phải tin vào cái gì?

Người ta tin vào sự thật, vào tình yêu, cuộc sống, lao động, nghệ thuật, nhân phẩm, người ta tin rằng điều tốt không thể bị đánh bại, người ta tin vào thiên nhiên trường cửu. Bà mẹ nào cứ lặp đi lặp lại vơi con "rồi mày thấy, mọi chuyện sẽ tốt thôi", tức là bà ta làm một công việc to lớn vì bà gây cho con niềm tin vào tương lai.

Bài đăng trên tạp chí Temps Nouveaux, số 41-1989.

 (Lm Nguyễn Hồng Giáo phiên dịch)

Tiếp theo

 

THÁNH NỮ MONICA (331-387)

 

Người phụ nữ luôn kiên vững trong Niềm Tin và Cầu Nguyện giữa bao gian khó trong đời sống Gia Đình.

 

 

Thánh Nữ Monica sinh năm 331 tại thành phố Tagaste, Phi Châu (bây giờ thuộc nước Algeria), trong một gia đình Công Giáo.  Khi cò là một thiếu nữ, vâng lời cha mẹ, Monica lập gia đình với Ông Patricius, một người không công giáo.  Ông Patricius là một viên chức hành chánh ở Tagaste.  Monica sốgn với chồng và mẹ chồng.  Ông Patricius hơn Thánh nữ nhiều tuổi.  Hai ông bà sinh được ba người con: Augustinô, Navigio, và Perpetua.  Mặc dầu thánh nữ muốn các con được chịu phép Thánh Tẩy theo lễ nghi Công Giáo, nhưng Patricius nhất định không chịu.  Ông là một người tốt bụng, nhưng tính tình nóng nảy và thích sống đời sống ăn chơi phóng khoáng.  Vì thế, mặc dầu vẫn kính nể đời sống tốt lành của Monica, những lại không thích lối sống mà ông cho là quá đạo đức, nhiệm nhạt.  Hơn nữa mẹ của Patricius cũng bênh vực chủ trương không tôn giáo và đời sống phóng khoáng, tự do của Patricius, con bà.  Vì những lý do đó, cuộc sống gia đình của Monica gặp rất nhiều khó khăn, đau khổ.  Tuy nhiên, vì có đời sống đức tin minh và luông sống theo tinh thần Phúc Âm tình thương của Chúa Kitô, Monica vẫn kiên trì chịu đựng mọi sự khó hằng ngày theo thánh ýchúa.  Monica vẫn một lòng yêu mến và kính trọng chồng và mẹ chồng;  lại luôn sống làm gươong sáng cho các con và giáo dục các con theo tinh thần Phúc Âm của Chúa, dậy các con biết làm Dấu Thánh Giá, đọc kinh và cầu nguyện.  Vì có lòng thương người và hay giúp đõ những nười nghèo khó, Monica được mọi người trong vùng yêu mến;  hơn nữa, mọi người lại nể phục Monica như một người vợ và người mẹ rất gương mẫu.

 

Trong đau khổ tinh thần và thể xác, trong nước mắt và cầu nguyện tha thiết với Chúa, sau cùng, chính Ông Patricius và bà Mẹ cũng ăn năn hối hận và xin lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và trở nên người Công Giáo vào năm 371.  Ít lâu sau trong năm 371, ông Patricius qua đời trong niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô.  Hai người con là navigio và Perpetua cũng xin chịu phép Thanh Tẩy và gia nhập giáo hội Chúa.  Sau này cả hai đã đi tu dòng.

 

Nhũng Chúa vẫn để Monica tiếp tục vác Thánh Giá theo chân Chúa.  Thánh Giá đó là chính người con trưởng củ bà, ông Augustinô.  Augustinô là một người rất thông minh, lanh lợi và hoạt bát, lại thách giao du bạn bè và thích sống đời sống tựd do, phóng khoáng như người bố trước đó.  Vì thế, dù mẹ nói mấy mặc lòng, Augustinô nhất định khnôg chịu gia nhập đạo thánh Chúa, vì ông không thích lối sống theo lề luật của Chúa và Giáo Hội.  Trái lại ông thích sống theo các quan niệm của các triết thuyết và giáo phái có quan điểm sống tự do và buông thả hơn.

 

Sau khi học xong, Augustinô trở nên một Giáo Sư ngày càng nổi tiếng tại quê hương Tagaste của ông.  Sau một thời gian Augustinô di chuyển đến thành phố phồn thịch lúc đó Carthage (Bắc Phi), cũng là nơi Augustinô đã theo học trước đó (Carthage là phần đất gần thủ đô Tunis của nước Tunnisia bấy giờ).  Tuy nhiên, vào năm 383, lúc Augustinô 29 tuổi, vì muốn mở rọng cuộc sống để “thỏa chí tang bồng” và để thăng tiến trên đường công danh sự nghiệp, cũng để nghiên cứ học hỏi thêm và muốn được nổi danh hơn, lại muốn xa cách người mẹ cúc lúc nào cũng theo sát bên mình để khuyên nhủ, Augustinô quyết định rời bỏ quê hương Phi Châu để đi Rôma (thủ đô của Đế Quốc Rôma rộng bao la thời đó, cũng là thủ đô của nước Ý bấy giờ, và là thành đô nổi danh qua các thời đại, cnũg là trong tâm nền văn minh của thế giới đương thời).

 

Nhưng dù đi đâu xa xôi mặc lòng, Augustinô cũng không thể xa được người mẹ quyết tâm đi theo con mình đến bất cứ chân trời gó biển nào.  Vừa đi theo tìm con, vừa khóc lóc, cầu xin Chúa cho con mình hồi tâm ăn năn trở về với chúa và Giáo Hội.  Khi Augustinô rời bỏ Rôma để đến Milan (ở miền Bắc nước Ý và là một Thành Phố cũng nổi tiếng thời đó về văn chương và nghệ thuật), Monica cũng đi theo. 

 

Trên đường đi theo con, Monica gặp các Linh mục và tu sĩ bất cứ ở đâu cũng xin các Ngài cầu nguyện người con “cứng lòng” của mình;  nhưng nhiều người lúc đó coi như ước vọng của Monica là không bao giờ thành và Augustinô, kể như “hết thuốc chữa”.  Nhưng Monica thì không bao giờ thất vọng, luôn vững tin chúa sẽ cứu với con mình.  Một ngày kia, Bà gặp một linh mục để xin cầu nguyện.  Cha này đã nói với Monica:  “Khnôg thể nào có một ngưòi con mà bà mẹ đã đổ ra bao nước mắt để khó thương và cầu nguyện cho lại có thể hư mất được!”  Nhờ lời khuyến khíc của Cha đó, Monica càng vững lòng trông cậy nơi chúa và cứ cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện với nước mắt và hy sinh hãm mình.

 

Cuối cùng sau 17 năm, vâng chỉ sau 17 naă trường trong khóc thương, hy sinh, hãm mình, làm việc bác ái và cầu nguyện nhiệt tình với Chúa, Monica đã  cứu được người con “vô hy vọng” của mình.  Vào nam 386, lúc 33 tuổi, Augustinô đã nhận ra “chân lý vĩnh cửu” và tin vào Phúc Âm tình thương của Chúa là chân thật và là con đường cứu rỗi. 

 

Augustino đã từ bỏ tất cả chủ trương sai lạc, quyết tâm gia nhập GiáoHội Chúa và xin chịu phép Thánh Tẩy do chính tay Đức Tổng Giám Mục thành Milan lúc đó là Ambrosio, cũng là một người gia nhập đạo Thánh Chúa lúc 34 tuổi, ngay khi đươọc bầu lên làm Tổng Giám Mục Milan và là Thánh Ambrosio, một vị Thánh Giáo Phụ thời danh của Giáo Hội, mà chúng ta mưùng kính Ngài vào ngày 7 tháng 12.

 

 

Sau khi gia nhập Giáo Hội Chúa, Augustinô đã từ bỏ mọi tham vọng và vui thú trần gian, trở về quê hương Phi Châu, bước vào cuộc đời tu trì khổ hạnh, rồi được chọn làm Giáo Mục tại thành phố Hippo.  Sau 34 năm tận tụy chăn dắt đòan chiên Chúa, Ngài đã được Chúa gọi về Nước Chúa vào năm 430, lúc Ngài 76 tuổi.  Thánh Augustinô cũng viết nhiều tác phẩm về thần học và triết học.  Thánh Augustinô được kính như một Thánh Giáo Phụ thời danh và là Thánh Tiến Sĩ (Doctor of Grace) trong Giáo Hội.  Chúng ta kính lễ Ngài vào ngày 28 tháng 8 hằng năm (ngay sau lễ kính Thánh Monica 27 tháng 8).  Thánh Augustinô cũng nổi danh như một nhà triết học nhân bản, mà các tác phẩm có tính cách triết học của Ngài vẫn được các Giáo sư và sinh viên trong các trường đại học ngày nay trên thế giới nghiên cứu.  Ôi sự kỳ diệu của ơn Thánh Chúa!

 

Riêng Monica, sau khi con mình trở về với Chúa và Giáo Hội, bà vô cùng vui mừng tạ ơn Chúa và đã cùng các con trở về Phi Châu.  Nhưng thánh ý Chúa nhiệm màu, trên đường trở về quê hương, Chúa đã cất Monica về vỡi Chúa tại Ostia (hải cảng nổi danh thời đó, cửa sông Tibre), vào năm 387 (chỉ ít lâu sau khi Augustinô trở về với Chúa và được lãnh nhận bí tính Thánh Tẩy), thọ 56 tuổi, sau cả một cuộc đời luôn trung thành giữ vững Đức Tin nơi Chúa và Giáo Hội, cả một cuộc đời hy sinh, chịu đựng mọi khổ đau để cầu nguyện trong nước mắt cho chồng, cho con.  Cuối cùng, sau những thử thách thật dài, thật lâu, Thánh Nữ Monica đã được Chúa thương thực hiện những gì Thánh Nữ cầu xin mà nhiều người cứ tưởng là vô vọng.  Thật là một tấm gương tuyệt dịu cho mọi người chnúg ta, nhất là các Bà Mẹ, để cúng ta luôn biết kiên trì ham mình cầu nguyện trong niềm tin tưởng và tuyệt đối phó thác mọi sự trong tình thương và sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa là Cha nhân từ của mọi người chúng ta.

 

 

Lm.  Anphong Trần Đức Phương

Tiếp theo

 

 Bí Nhiệm của Lời

 

Người Dogon phân biệt hai lời, họ gọi lời khô và lời ẩm. Lời khô là lời của Amma, trước khi sáng tạo, lời đã có và là nguyên thuỷ. Lời ẩm là lời sang tạo, có mầm mống như quả trứng vũ trụ, là nguyên lý sự sống. Đối với người Bambara, các kiến thức về thần bí bao hàm hai mươi bốn con số đầu, số Một biểu trưng sự đơn nhất, chủ tể đơn nhất ấy có Lời nguyên thuỷ, Lời làm nên mọi sự, cũng theo đó lời của tù trưởng là lời có sức mạnh, lời từ quyền làm đầu đủ mọi năng lực để chi phối, lời mang tính thuyết phục nhất.

Thưở hồng hoang lịch sử, khi chưa có thời gian bắt đầu, lịch sử chưa hình thành, lời đã là hằng hữu, Lời phát nguyên mọi sự. Trong Lời có Hơi Thở Thần Linh, Hơi Thở mang Lời Sáng Tạo. Với Léon Cadogan: “Lời đã tự mang sức sống, theo người Dogon, người thổ dân Guaram, Thượng Đế đã làm nên Lời trước khi có nước, lửa, mặt trời, sương mù, các sinh khí, trái đất”.

Theo Alfred Metraux: Bản chất của Lời là bất tử, lời không bao giờ bị mai một, lời xuyên suốt các dòng lịch sử, nhất là trong lịch sử của sắc tộc Tailipang, con người có năm linh hồn chỉ có một hồn mang tiếng nói đi vào bất tử.

Lời nói là một hành vi khởi đầu theo nhận xét của Maurice Leenhardt trong văn hoá người Canaque xứ Tân Calédonie. Lời khởi đầu có sức mạnh nguyền rủa và tiêu diệt người bị nguyền rủa.

Trong các kinh nghiệm của các linh mục cao niên thuật lại, lời nguyền của một cha xứ có hậu quả nhãn tiền cho người bị nguyền rủa; cho nên, vài cha cao niên đã căn dặn các linh mục trẻ, dùng lời nói lành thì tốt hơn hết để tránh các hậu quả của lời nguyền làm tổn hại đến những người mình có trách nhiệm.  Đó cũng là đức ái trong lời nói, khi lời nói ấy có sức mạnh.

Theo quan niệm từ bi Việt Nam, người ta thường căn dặn:

“Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa Lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Lời nói được ban cho con người cách nhưng không, đừng để lời đó trở thành án hoạ cho người khác. Bí nhiệm của lời mang một sức mạnh ghê gớm, nó như con dao trong tay kẻ mạnh tuỳ theo cách dùng nó mà trở nên hữu hiệu hay mang hậu quả.

Người Việt Nam rất sợ “Lời ong tiếng ve” nhưng lại cũng hay làm nên những tổ ong tổ ve khắp làng khắp xóm. Ong và là loài châm chích làm cho người bị chích nhức nhối, đau điếng, ve là loài mang tiếng sầu thảm não khiến người nghe cũng buồn lây theo cảnh. Lời ong tiếng ve có sức mạnh huỷ diệt đối phương còn mạnh hơn cả vũ khí mà người ta hay dùng nhất mà đánh mất đi ý thức đó là một lỗi trong điều răn thứ năm.

Quan trọng trong luân lý người xưa hay dậy đầu tiên và quan hệ mật thiết đến cả đời người là “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Học được để điều khiển cái lưỡi là một cái học rất khó nhưng cũng rất được đề cao trong phẩm hạnh của một người.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tiếp theo

Text Box: TÌMJ YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH 
 

 


 

“Hành trang nào cho con vào đời?”

 

TIN VÀO BẢN THÂN

 

 

 “Người bản lãnh thì tin vào bản thân mình,

 Người tầm thường thì trông chờ vận may

Benjamin Disraeli

Nếu chúng ta luôn dựa dẫm hay trông chờ nơi người khác sự giúp đở, hỗ trợ, đó chính là cơ nguy, vì nếu như một lúc nào đó họ từ chối hay không có thể giúp chúng ta được nữa thì sao? Đời mình sẽ trở nên như thế nào? Nếu cha mẹ luôn để cho con lệ thuộc vào mình thì tương lai chúng sẽ ra sao? Abraham Lincoln, một vị tổng thống tuyệt vời, khởi đầu cuộc đời chẳng mấy may mắn cả về bản thân lẫn gia đình, đã dựa trên kinh nghiệm sốn của chính mình mà khẳng định như sau:

 “Thành đạt không phải do sự giúp đở của người khác, mà do lòng tự tin”.

 Những nhà tâm lý luôn nhấn mạnh trách nhiệm của bản thân trên cuộc đời mình, đến tinh thần tự lập, tự quyết của một người trưởng thành, cũng đã nhắc nhở chúng ta rằng:

Không tin vào bản thân mình thì thật là chuyện đáng thương hại! Đem thành bại của bản thân ký thác cho người khác thì thật đáng chê trách!

Phải, ngoài những hành trang khác, xin phụ huynh chuẩn bị thêm một loại hành trang không thể thiếu nữa cho con vào đời – Đó chính là lòng TỰ TIN, lòng tự tin giúp con em có thể làm chủ và nắm lấy vận mệnh đời mình. Dù cảnh đời thế nào đi nữa, bản thân của chúng ta vẫn là tác giả, đời tôi chính là sản phẩm của bản thân tôi chớ không phải của ai khác.

Lòng tự tinh chính là cột sống cho cuộc đời con em quý vị bởi vì:

Chính bản thân con em mình phải đối diện với những thách đố, những cạm bẫy, những khó khăn hay những cám dỗ từ bên ngoài cũng như những xu hướng tiêu cực từ bên trong con người mình.

Chính con em phải dấn bước vào đời, phải bắt tay vào việc, trong tương lai phải mang trách nhiêm không những cho bản thân mình mà còn cho vợ chồng, con cái và lắm lúc phải gánh vác cả cha mẹ anh em nữa.

Chính con em quý vị phải làm việc, phải sáng tạo, phải tương quan với những người mà cuộc sống gởi đến …

Làm sao con em chúng ta có thể hiên ngang, yên tâm để làm ngần ấy thứ, để bước vào cuộc đời này, nếu chúng không tự tin và không có sức mạnh nội lực?

 Những người khôn ngoan đã thường bày tỏ rằng:

 Chính niềm tin của chúng ta dệt nên cuộc đời của mình và cho hoàn cảnh một ý nghĩa.

Với lòng tự tin người ta mới dám làm, dám nói cũng như dám bày tỏ con người, ý nghĩ và tâm tình của mình.

Với lòng tự tin người ta mới sống thật với con người của mình mà không sợ bị phê phán.

Với lòng tự tin người ta không sợ thất bại hay dám bắt đầu lại, dám trỗi dậy sau những lần té ngã hoặc gặp vận rủi ro.

Với lòng tự tin, con em quý vị mới dám từ chối làm theo những lời khiêu khích, thách thức hay mời mọc của những bạn bè xấu.

Với lòng tự tin con em mới dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo mà không sợ bị thất bại hoặc chê bai.

 Lòng tự tin chính là một nguồn lực đẩy chúng ta tiến tới.

 Lòng tự tin cho phép chúng ta sử dụng hết được tiềm năng, và dồn hết lực của bản thân vào hành động.

Lòng tự tin giúp chúng ta dám bắt tay vào thực hiện những ước mơ, hoài bảo của mình, qua đó mình có thể thực hiện được con người mình. Với kinh nghiệm hành động, trẻ sẽ có thêm sự khôn ngoan, làm cho cuộc đời trở nên phong phú. Và qua những thành bại, con người mới thực sự “lớn lên ”. “Ai nên khôn, không khốn một lần?” Cái khác nhau giữa chúng ta đó là “dậy mà đi”, và chỉ có những người tin vào bản thân mới dậy mà đi thôi!

“Trong đời có một điều tệ hại hơn thất bại,

đó là không dám thực hiện”.

Franklin Roosevelt

Lòng tự tin được hình thành và xây dựng không phải do trí thông minh, cũng không do có đầy đủ những phương tiện vật chất hay giàu có, cũng không do vận may. Với con em quý vị, lòng tự tin có được chính là ở cách giáo dục và ứng xử của người thân.

Nếu thái độ, cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái luôn tế nhị, tôn trọng, sẽ giúp trẻ thêm tự trọng và phát huy lòng tự tin.

Nếu trẻ sống trong bầu khí thương yêu, trẻ thấy mình quan trọng và có giá trị, chúng sẽ tự tin vào bản thân.

Nếu trẻ được chấp nhận như mình là, chúng sẽ an tâm làm những gì chúng muốn.

Câu chuyện sau đây sẽ minh chứng cho những gì được nêu ở trên.

 Một cô sinh viên rất xinh đẹp, thông minh, và là học sinh xuất sắc suốt thời cấp II, cấp III, con duy nhất của một giáo sư, thế nhưng cô phải đến tìm tư vấn vì lý do mặc cảm .

Điều gì đã khiến một con người có đủ điều kiện khách quan như thế trở nên một đối tượng cần tư vấn?

Đó chính là sự chờ đợi và cách ứng xử của bố mẹ: gia đình luôn mong muốn và thúc đẩy cô học tập, họ không bao giờ hài lòng với những gì cô đang có, mà muốn con phải tiến hơn nữa, kết quả cao hơn, phải hơn người, phải đứng đầu … Từ nhỏ đã cố gắng nhiều, nhưng chẳng bao giờ được cha mẹ tỏ ra hài lòng, thừa nhận những kết quả đó, trái lại cô gái cứ thấy mình chưa đạt. Phải, đối với người khác, cô ta đã đạt quá nhiều thành quả, nhưng trước sự ham muốn của bố mẹ thì cô vẫn là người chưa làm họ hài lòng. Cô chỉ được nghe “chưa được, chưa đạt …”. Vì thế, cô vẫn mang trong lòng một sự bất an, và cho rằng mình chẳng có giá trị, chẳng làm được gì! Dần dà những tư tưởng ấy thống trị trong đầu óc non nớt của cô cho đến lớn và mặc cảm hình thành từ đó . Những lời động viên, thừa nhận khả năng và cố gắng của con dường như vắng bóng nơi bố mẹ cô.

Bên cạnh đó, một cậu bé con người bán bún ngoài ngõ hẻm, bé mới học lớp 4. Ngày ngày bố mẹ vất vả bận rộn với việc sinh nhai, bé thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng bé không thiếu sự nâng đỡ và cảm thông, thấy ai bé cũng mỉm cười, hỏi gì bé cũng trả lời với vẻ đầy tự tin. Bé không học giỏi, nhưng bé cởi mở, hồn nhiên và dạn dĩ, dám làm, dám nói, không mặc cảm về thân phận mình. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt này?

Đó chính là bé thấy mình quan trọng, mình “có giá” đối với bố mẹ. Đây là một điều nhỏ giúp chúng ta hiểu tại sao cậu bé này lại tự tin hơn biết bao trẻ đủ điều kiện sống hơn mình.

 Một chiều nọ, đi ngang qua thấy vài bà bạn của má quây quanh nồi bún, ở giữa là cậu bé đang đọc bài học thuộc lòng cho các dì, cái bác nghe. Thật ra bé đọc chẳng hay ho và suôn sẻ gì mấy, nhưng nét mặt đầy tự  tin, vì trong lúc đọc bé nhìn má, khuôn mặt của bà rạng rỡ, bà tỏ ra rất hài lòng và hãnh diện về con mình, bà khen bé đọc hay và khoe với các bạn là bé được 7 điểm.

 Một bà mẹ chỉ biết đọc, biết viết, nhưng bà đã biết động viên con, biết thừa nhận những khả năng rất giới hạn của con, biết tỏ ra quý cái vốn ít ỏi ấy, và vui thích với những gì con mình đang có, bà không thúc ép, nhưng khuyến khích qua thái độ của mình. Cậu bé này đã hạnh phúc và cảm thấy an toàn nội tâm, vì thấy bố mẹ tin và đánh giá cao về mình. Cách dạy dỗ, thái độ và bầu khí gia đình đã đem lại cho bé lòng tự tin ở bản thân, bé vui vẻ lớn lên, tự tin đi vào đời!

Xây dựng lòng tự tin cho con chẳng khác gì cung cấp nhiên liệu cho chiếc xe cuộc đời của trẻ chạy nhanh và êm tiến về tương lai vậy !

 

 

NT. M. Thécla Trần Thị Giồng

TS Tư Vấn Tâm lý

Tiếp theo

 

 

VƯỢT QUA NỖI ĐAU  MẤT NGƯỜI THÂN.

 

Cái chết của một người mà ta yêu thương, ngay cả trong trường hợp đã dự đoán trước ( như ung thư giai đoạn cuối ) vẫn luôn là một sang chấn mạnh, có thể gây ra khủng hoảng tâm lý cho những người thân.

 

Những cảm xúc thường gặp là : phủ nhận, hoài ghi, bối rối, bị “ sốc”, đau buồn, ao ước phải chi người đó còn sống, giận dữ vì tại sao chuyện đó xảy ra với mình, tuyệt vọng, đôi khi cảm thấy có lỗi vì đã không thể ngăn chặn điều ấy xảy ra.

 

Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm, vì những cảm xúc như thế hoàn toàn bình thường. Bạn sẽ vẫn nhớ mãi về người thân đã mất của mình, nhưng nỗi đau sẽ giảm đi theo thời gian, cuối cùng bạn sẽ trở về với nhịp sống bình thường.

 

Phản ứng cảm xúc của bạn còn tuỳ thuộc vào việc người thân của bạn mất một cách đột ngột, hay bạn đã có thể dự đoán trước về kết thúc đau buồn đó và đã chuẩn bị sẵn về mặt tâm lý, nếu việc đó xảy ra. Nó cũng tuỳ thuộc vào mối quan hệ của bạn đối với người đã mất.

 

Cái chết của một đứa trẻ luôn gợi lên trong  lòng cha mẹ một cảm giác bất côngcủa số mệnh, sự tiêu tan những giấc mơ về niềm hy vọng tốt đẹp về tương lai. Họ cảm thấy có trách nhiệm trong việc để sự kiện đau buồn đó xảy ra ( dù trong thực tế họ đã làm hết sức mình ). Cuối cùng nó cũng tuỳ thuộc vào nguyên nhân như chết vì một loại bệnh lẽ ra có thể ngừa được, vì bệnh nan y, vì tai nạn… Chết vì tự tử là một nguyên nhân làm cho những người thân khổ tâm nhất.

 

Để vượt qua sự mất mát to lớn này, trước hết, bạn cứ biểu lộ ra ngoài nỗi đau buồn vì đó là phản ứng tự nhiên, chứ đừng tìm cách dồn nén cảm xúc trong lòng.

 

Còn một số biện pháp khác : tâm sự cùng bạn bè hay người thân ( điều quan trọng nhất là phải nói ra hết các cảm xúc của mình, sau đó bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn ), ăn uống và ngủ đầy đủ, dành tối thiểu 20 phút tập thể dục mỗi ngày, không nên lạm dụng rượu để giải buồn, tránh đưa ra những quyết định quan trọng trong thời điểm khó khăn này ( bán nhà, thay đổi việc làm… ) và kiên nhẫn ( vì bạn cần thời gian để nguôi ngoai nỗi buồn, điều chỉnh lại bản thân.

 

Sau 2 tháng mà bạn vẫn còn trong tình trạng trầm cảm hoặc không thể làm việc, học hành, sinh hoạt bình thường, hoặc ngay khi bạn có ý nghĩ tiêu cực, cảm giác mình có tội lỗi kéo dài, cần đi khám bác sĩ tâm thần.

 

 

Bác sĩ Lê Quốc Nam

Theo Báo Phụ Nữ.

 

Tiếp theo

Text Box: ĐỌC SÁCH

  

 

 


 

Chia sẻ với em: ''Linh mục, Chúa Ki-tô thứ hai''

LINH MỤC, CHÚA KI-TÔ THỨ HAI

 

(Alter Christus)

 

 

Em thân mến,

 

Có một vài lần, hoặc ít nữa là một lần, em có nghe nói đến câu: “Linh mục, Chúa Ki-tô thứ hai”, câu nói này không phải tự nhiên mà có, nhưng căn cứ vào những đặc ân bởi bí tích truyền chức thánh, bởi việc tham dự trọn vẹn vào chức tư tế của Chúa Giê-su Ki-tô, mà người linh mục được trở nên một alter Christus, tức là trở nên một Chúa Ki-tô thứ hai.

 

Như vậy đủ biết rằng, thiên chức linh mục thật là cao quý, và người được Thiên Chúa chọn làm linh mục lại càng phải hiểu như thế để sống cho ra mình là một alter Christus, nhất là trong xã hội tục hóa và khoa học hôm nay, xã hội mà Đấng Thiên Chúa đang bị bỏ ra bên lề cuộc sống của con người, xã hội mà Đấng yêu thương đang từng ngày bị đóng đinh vào thập giá vì những xúc phạm của nhân loại, và trong đó, có một vài alter Chiritus đóng đinh Ngài cách nặng nề hơn, khi mà họ không trở thành một Chúa Ki-tô thứ hai cho mình và cho mọi người.

 

“Linh mục, Chúa Ki-tô thứ hai” là tiếp nối bài “Chia sẻ với em, người muốn đi tu làm linh mục”, trong tâm tình yêu mến Chúa Giê-su và Hội Thánh của Ngài, trong tâm tình của một người bất xứng được chọn làm linh mục của Ngài, anh xin chia sẻ những tâm tình “Linh mục, Chúa Ki-tô thứ hai” mà anh đã cảm nghiệm được trong đời sống linh mục của mình.

 

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

 

 

--------------------------------------

 

LINH MỤC

 

NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN GIỮA MUÔN NGƯỜI

 

 

 

Trong “Sắc lệnh về Chức Vụ và Đời Sống các Linh Mục”, thánh công đồng Va-ti-can II đã dạy như sau: "Chức vụ Linh Mục liên kết với chức Giám Mục, nên cũng được tham dự vào quyền bính mà chính Chúa Ki-tô đã dùng để kiến tạo, thánh hóa và cai quản Thân Thể Người. Vì vậy chức linh mục của các ngài dù giả thiết có qua những Bí Tích khai sinh đời sống Ki-tô giáo, nhưng lại được một bí tích riêng in dấu đặc biệt khi các ngài được Chúa Thánh Thần xức dầu. Như thế các ngài nên giống Chúa Ki-tô Linh Mục, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa Ki-tô là Đầu mà hành động” (số 2).

 

Chính sự tương quan trong việc xức dầu thánh hiến này, mà người linh mục được trở nên một Chúa Ki-tô thứ hai, nhất là được thể hiện qua hành động của mình bằng lời cầu nguyện và việc cử hành các bí tích cho các tín hữu.

 

Linh mục là người được chọn giữa muôn người bởi vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít (Mt 20, 16), và như thế có thể nói được rằng, chính các linh mục là những người –xét về phương diện trần thế- có đủ phẩm chất để được chọn, nhưng xét về phương diện là loài tạo vật trước mặt Thiên Chúa, thì linh mục cũng chỉ là những con người bất xứng như những người bất xứng khác mà thôi. Cho nên, được chọn vào hàng tư tế, chia sẻ vào phần việc tế lễ của Chúa Giê-su Ki-tô là một hồng ân vô giá của người linh mục, chứ không phải để trở thành người cai trị, hay như một chủ nhân ông giữa cộng đoàn mà Thiên Chúa đã trao phó cho mình.

 

Được chọn giữa muôn người không phải vì bản thân người linh mục ưu tú, cũng không phải vì sự đạo đức thánh thiện của các ngài, nhưng là do tình yêu của Thiên Chúa tuyển chọn, Ngài chọn ai thì đồng thời Ngài cũng sẽ ban ơn cho họ được chu toàn bổn phận của mình. Giữa rất nhiều vị tiên tri loan báo việc Đấng Cứu Thế đến, nhưng Thánh Thần chỉ chọn một mình ông già Si-mê-on, người được gọi là công chính, để ông được tận mắt ẳm bồng Đấng Cứu Thế mà muôn dân trông đợi (Lc 2, 25-32), đó là một hồng ân cao quý mà chính ông đã thốt lên:

 

“Muôn lạy Chúa, giờ đây

 

theo lời Ngài đã hứa

 

xin để tôi tớ này

 

được an bình ra đi

 

vì chính mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ

 

Chúa đã dành sẵn cho muôn dân...” (Lc 2, 29-32)

 

Qua mọi thời đại, thiên chức linh mục vẫn luôn là bảo vật hấp dẫn nhiều thanh niên chọn làm lý tưởng cho cuộc đời mình, nhưng có rất ít thanh niên đi hết con đường lý tưởng tận hiến nầy, bởi vì không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em (Ga 15, 16), cho nên để đạt được lý tưởng linh mục của mình, chính người thanh niên phải quyết tâm phấn đấu hướng lên đỉnh trọn lành của chức linh mục với tâm hồn thiện hảo, bởi vì không phải Thiên Chúa chọn cho dân Ngài một quân vương, Ngài cũng không chọn cho dân Ngài một vị bác học thông thái, nhưng là chọn cho dân Ngài một vị mục tử như lòng Ngài mong ước, mà mục tử như lòng Ngài mong ước không phải là các linh mục của Tân Ước sao ?

Tiếp theo

Text Box: THƯ GIÃN CUỐI TUẦN 
  

 

 

Thư giãn cuối tuần

 Trang sách kinh dị

Ở thành phố nọ, có một chàng sinh viên nổi tiếng gan dạ. Sở thích của anh ta là sưu tầm những quyển sách huyền bí.

Một buổi tối lang thang, anh ta đi lạc vào một nhà sách. Chủ nhà sách là một ông già râu bạc, lưng còng, hình dong cổ quái... Khi anh ta vừa bước vào, ông già ngước lên, ánh mắt như phát ra điện: “Cậu muốn tìm gì?”. Anh chàng thưa ngay: “Sở thích của con là những cuốn sách huyền bí !”. Ông già cười ngất : “Ta chỉ hỏi vậy, chớ vừa nhìn anh là ta biết “thân chủ” của nó đã đến rồi!”. Anh chàng lấy làm lạ: “Nó là ai, tại sao con lại là thân chủ?”. Ông già bắc thang, leo lên một cái kệ, lát sau cầm xuống một cuốn sách có bìa đỏ như máu : “Nó là cái này đây ! Chính nó đã nằm đây chờ anh suốt cả ngàn năm ! Nay thì chủ nó đã tới rồi !”. Anh chàng sinh viên nghe nói, cơn tò mò nổi lên dữ dội, bèn ngay lập tức hỏi giá cuốn sách. Ông già vuốt râu : “Đúng năm triệu đồng, bớt một xu nhất định không bán!”. Anh chàng cắn răng, hứa với ông già sẽ quay trở lại sau một giờ, khi đã mượn đủ tiền. Ông già đồng ý. Một tiếng đồng hồ sau, anh ta quay lại tiệm sách. Khi trao cuốn sách cho anh, ông già trầm giọng : “Nhưng con phải hứa chắc với ta một điều...” — “Điều gì thưa ông?”. Ông già dằn từng tiếng : “Cuốn sách có một trang cuối cùng, nhất quyết không được mở ra. Nếu con mở ra thì cả ngàn năm chất trên mình nó sẽ trở nên vô nghĩa. Và hơn hết, có thể con sẽ gặp phải một tai họa khôn lường !”. Anh chàng hứa sẽ làm theo lời ông già và hối hả đem cuốn sách về nhà.

Anh chàng nằm vùi mình mấy đêm cùng cuốn sách, khi chỉ còn vài trang nữa là hết, trời tự nhiên nổi cơn giông rất mạnh. Còn đúng trang cuối cùng, dường như có một mãnh lực vô song thôi thúc khiến anh chàng không dằn lòng được nữa... Chàng quyết định cứ lật thử trang sách cuối xem sao ! Vừa lúc ấy, ngọn đèn phụt tắt, ánh chớp ngoằng lên ngoài cửa sổ. Anh chàng dán mắt vào trang sách cuối bằng chính những ánh chớp ấy. Những dòng chữ chập chờn nhảy múa trước mắt anh. Và anh đọc rất rõ những chữ sau : Xuất bản tháng 7/2006, giá : 25.000 đồng! Một ngàn năm trở nên vô nghĩa và đêm ấy chàng đã được đưa cấp tốc vào bệnh viện vì lên máu! Mọi lời nói của ông già hoàn toàn ứng nghiệm!

LỖ TAI TRÂU

 

Một con trâu đang cày ruộng thì đạp phải một con chuột. Chuột tức tối hỏi :

- Anh trâu, anh có “đui” không vậy ?

Trâu vội vàng đáp :

- Đuôi à ? Có, đuôi tao dài lắm.

Mộng Tuyền  ( sưu tầm từ net )

Tiếp theo

Text Box: Trang Nhà Tin vui (website)  http://www.tinvui.org
Thư từ, ý kiến, và bài vở xin gửi  về  bantreconggiao@yahoo.com
Muốn nhận báo cũ và mới xinQuý Vị gửi về tinvuivietnam@gmail.com.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
?¶?